Bạn đang cần tìm hiểu bảng giá các loại cước phí vận chuyển để tính toán và cân bằng chi phí cho lô hàng nhập về của mình. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của ngành XNK nên không phải tất cả các bảng báo giá vận chuyển đều có cách tính phí giống nhau. Đọc ngay bài viết dưới đây, MAXWAY VINA sẽ chia sẻ tới bạn 6 loại cước vận chuyển thường thấy trong báo giá, nhằm giúp bạn chủ động hơn trong quá trình ước tính và tiết kiệm chi phí nhập hàng.
6 LOẠI CƯỚC VẬN CHUYỂN THƯỜNG GẶP TRONG BÁO GIÁ
1. Đấu thầu vận chuyển (Freight tender) – Cước đấu thầu hay RFQ
RFQ là cách để các doanh nghiệp, khách hàng tiết kiệm chi phí nhập hàng tối ưu nhờ nhận được các mức giá cạnh tranh từ các nhà vận chuyển.
Với các công ty, doanh nghiệp hoặc các khách hàng sở hữu khối lượng hàng hóa lớn trước khi làm thủ tục XNK thường gửi yêu cầu báo giá (RFQ) thông qua hình thức đấu thầu cước phí vận chuyển. Bảng RFQ gồm nhiều mức báo giá từ các nhà dịch vụ vận chuyển khác nhau. Nhiệm vụ của bạn là kiểm tra, xem xét sự chênh lệch giá phí, cam kết và danh tiếng của nhà vận chuyển để chọn lựa đơn vị phù hợp nhất.
2. Cước hợp đồng (Contract Rates)
Cước hợp đồng là bản hợp đồng vận chuyển giữ nhà dịch vụ và khách hàng cùng thỏa thuận, ký kết. Trong hợp đồng có thống kê rõ các loại mặt hàng, khối lượng cụ thể và thời gian vận chuyển dự kiến.
Hợp đồng này nhằm giúp khách hàng cố định giá cước vận chuyển, tránh tình trạng phát sinh chi phí trong thời gian cố định (thường là 1 năm). Có nghĩa là, khi ký hợp đồng báo giá này thì giá cước dù tăng hay phát sinh thêm bất cứ chi phí nào thì nhà cung cấp dịch vụ cũng không thể thu thêm bất cứ loại phí nào nữa.
Tương tự vậy, trong trường hợp giá cước vận chuyển giảm, nhà dịch vụ cũng không có trách nghiệm phải giảm giá cước, cước phí vẫn được giữ y nguyên như trong hợp đồng.
Một lưu ý nhỏ, khi tiến hành ký cước hợp đồng thì khối lượng hàng hóa của bạn phải đáp ứng cân nặng (min, max) tối thiểu. Trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng (cân nặng ít hoặc vượt quá chỉ tiêu) thì có thể bị phạt tiền.
Trong cả Đấu thầu và Hợp đồng, BCO hoặc hãng tàu có thể được lợi hoặc thiệt hại dựa trên biến động của thị trường cước vận chuyển hàng hóa trong khoảng thời gian đó.
3. Cước mở (Open Rates)
Cước mở là loại cước mà các Forwarder hoặc khách gửi hàng trao đổi với các hãng tàu để vận chuyển mặt hàng nào đó mà khối lượng của nó ít hơn khối lượng quy định tối thiểu.
Đây thường là cước phí có mức giá cao nhất trong các loại cước vận chuyển và có hiệu lực lâu dài (ít nhất 3 tháng). Thông thường, các loại cước mở có phí thấp hơn so với giá được công bố. Được áp dụng chủ yếu cho loại mặt hàng đi thẳng từ cảng gửi tới cảng đích.
4. Cước giao ngay (Spot rates)
Trong trường hợp, các hãng tàu đến hạn khởi hành mà hàng không chất đầy container, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mỗi chuyến hàng của họ. Tại thời điểm này, các hãng tàu có thể bán “cước giao ngay” nhằm lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.
Để nhận được mức giá vận chuyển hời nhất, các doanh nghiệp cũng như khách hàng cần biết cách lập kế hoạch cụ thể để đảm bảo hàng đến đúng chỗ, đúng thời điểm nhằm hưởng lợi từ hình thức giá cước này.
Thông thường, cước giá giao ngay có hiệu lực rất ngắn (biến động theo giờ) phụ thuộc vào biến động, nhu cầu thị trường tại thời điểm báo giá.
5. Named Account Rates
Là loại cước dành cho khách hàng tiềm năng, có giá trị đối với hãng vận chuyển. Thông thường, trong trường hợp này, các Forwarder sẽ thay mặt khách hàng xử lý tất cả các cuộc đàm phán vận chuyển hàng của họ. Trong trường hợp này, hãng vận chuyển sẽ cung cấp cho Forwarder một “giá cước đặc biệt” chỉ dành cho “named account” – khách hàng VIP đó.
6. FAK Rates
Là hình thức định giá, trong đó giá cước được tính cho nhau đối với tất cả các loại mặt hàng trong cùng một loại container. Giá của FAK chủ yếu được Freight sử dụng vì để dễ dàng hơn báo giá, vận chuyển và xuất hóa đơn vì họ phải xử lý nhiều container với đa dạng các loại hàng hóa khác nhau.
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ được sự khác nhau giữa một số loại cước thường gặp để ước tính, tiết kiệm chi phí tối ưu cho quá trình nhập hàng. Trong trường hợp bạn gặp khó khăn, hãy liên hệ với Maxway Vina Logistics để nhận được bảng báo giá tốt nhất.
Liên hệ xử lý trên toàn quốc:
Mrs. Tường Vy: 0913 465 938
Mr. Tuân: 0913 796 728
Mr. Cương: 0911 926 799
Mr. Cường: 0913 345 018
Hotline: 0913 704 586
Email: info@maxway.vn
Website: https://maxway.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Maxway.vn