ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU Ô TÔ ĐIỆN

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU Ô TÔ ĐIỆN

  1. Điều kiện nhập khẩu ô tô điện

Căn cứ Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, để nhập khẩu ô tô điện, doanh nghiệp chỉ có thể hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa khi được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp một trong 2 loại giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới nhập khẩu.
  • Thông báo miễn kiểm tra theo quy định.
  1. Thủ tục nhập khẩu ô tô điện.

Căn cứ Thông tư 12/2022/TT-BGTVT để nhập khẩu ô tô điện, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chất lượng trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia (https://vnsw.gov.vn).
Hồ sơ bao gồm:
a          Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của xe cơ giới;
b          Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
c          Bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; hàng hoá nhập khẩu;
d          Đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng, ngoài các tài liệu nêu tại các điểm a, b và c ở trên thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu của một trong các loại giấy tờ sau:
​-          Giấy chứng nhận đăng ký hoặc một ​trong các loại giấy tờ có giá trị tương đương;
​-          Giấy chứng nhận lưu hành; giá trị tương đương;
​-           Giấy huỷ Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy huỷ Giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp cho phương tiện

Căn cứ Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC, hồ sơ Hải quan gồm :

  • Tờ khai hải quan: Doanh nghiệp cần chuẩn bị 2 bản chính và khai báo đầy đủ thông tin chi tiết về lô hàng/phương tiện trước khi nhập khẩu xe vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 1 bản. Hóa đơn chứng thực người mua thanh toán cho người bán.
  • Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: Vận tải đơn là chứng từ, hợp đồng vận tải do đơn vị vận chuyển lập, ký và cấp cho đơn vị gửi hàng xác nhận quá trình tiếp nhận vận chuyển. Nói cách khác đây là biên lai, bằng chứng thể hiện sự sở hữu hàng hóa.
  • Giấy phép nhập khẩu ô tô bao gồm những văn bản như:
    • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
    • Bản sao giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương đảm bảo tính pháp lý hợp quy.
    • Bản sao tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô đủ điều kiện.
    • Bản sao xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được thay mặt công ty sản xuất ô tô nước ngoài nhập khẩu xe về Việt Nam.
  • Chứng từ chứng minh đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu ô tô: Nộp cho lần nhập khẩu xe ô tô đầu tiên.
  • Tờ khai trị giá hàng hóa nhập khẩu: Khai trị giá hàng hóa nhập khẩu theo mẫu với cơ quan hải quan.
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu: Còn được gọi là tờ khai thông quan, chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng nhận hàng hóa đã được cấp phép nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Giấy uỷ quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu xe: Là văn bản thể hiện thỏa thuận của các bên về nghĩa vụ thực hiện các thủ tục nhập khẩu xe.
  • Giấy công bố chứng nhận hợp quy: Nhằm đánh giá, xác nhận chất lượng sản phẩm, phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi đạt chứng nhận này, các tổ chức sẽ thực hiện công bố xe ô tô thuộc diện hợp quy.

Trong trường hợp các đơn vị không đủ giấy tờ hoặc không thực hiện thủ tục nhập khẩu xe ô tô điện như trên, phương tiện sẽ không đủ điều kiện thương mại hoá và vận hành tại Việt Nam.

Từ những thông tin Maxway Vina đưa trên, hi vọng quý bạn đọc có thêm hiểu biết về những điều kiện và thủ tục khi nhập khẩu xe ô tô điện vào Việt Nam. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn hay quý vị cần một đơn vị hỗ trợ để nhập khẩu xe ô tô điện, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Facebook