NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU BIA VÀO VIỆT NAM

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU BIA VÀO VIỆT NAM

Theo số liệu thống kê của hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, nước ta là quốc gia tiêu thụ bia đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Với nhu cầu ngày càng tăng cao, thêm vào đó là tâm lý chuộng đồ ngoại hơn hàng nội. Rất nhiều doanh nghiệp đã bước chân vào lĩnh vực xuất nhập khẩu bia. Tuy nhiên, trong vấn đề thông quan, làm thủ tục nhập khẩu, loại hàng hoá này có khá nhiều quy định. Các công ty, doanh nghiệp cần nắm rõ những vấn đề này để đảm bảo chuyến hàng được lưu thông suôn sẻ.

Ở bài viết này, Maxway Vina sẽ cùng các bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về thủ tục xuất nhập khẩu bia.

Quy định về chính sách nhập khẩu Bia

Theo quy định hiện hành, bia là mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu về Việt Nam. Do đó, cá nhân, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu bia về nước theo quy định.

Tuy nhiên, bia lại là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương. Căn cứ vào Quyết định số 4755/QĐ-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công thương thì khi nhập khẩu bia về Việt Nam, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm trước khi thông quan.

Ngoài ra, mặt hàng này còn phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nếu bia nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật. Ngược lại, nếu bia nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì doanh nghiệp phải tiến hành công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm khi nhập khẩu.

Có thể thấy, so với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu bia tương đối phức tạp. Với những doanh nghiệp không có kinh nghiệm, việc tự thực hiện hoạt động nhập khẩu thường rất dễ gặp phải sai sót. Vì vậy, thay vì tự làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan do một số đơn vị Logistics cung cấp hiện nay. Maxway Vina cũng là một doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhập khẩu bia từ nước ngoài về Việt Nam. Quý khách có nhu cầu, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng về thủ tục hải quan nhập khẩu bia.

Mã HS của mặt hàng bia

Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính Phủ, có thể xác định mặt hàng bia thuộc Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm. Mã HS cụ thể thuộc nhóm:

Mã HS

Mô tả hàng hóa

2203

Bia sản xuất từ malt Bia sản xuất từ malt

– Bia đen hoặc bia nâu

22030011

– Có nồng độ cồn không quá 5,8% tính theo thể tích

22030019

– Loại khác

– Loại khác, kể cả bia ale:

848320

– Có nồng độ cồn không quá 5,8% tính theo thể tích

22030099

– Loại khác

 

Các yêu cầu trong thủ tục nhập khẩu bia

    • Bia nhập khẩu bao gồm bia thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và bia dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành bia thành phẩm tại Việt Nam.
    • Bia nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định.
    • Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm bia mới được nhập khẩu trực tiếp bia và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của bia nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu bia bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành bia thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất bia.
    • Bia nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    • Bia chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, thương nhân nhập khẩu phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
    • Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất bia công nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu bia bán thành phẩm và phụ liệu để pha chế thành bia thành phẩm.
    • Bia nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.

Thủ tục nhập khẩu bia chi tiết

Như đã phân tích ở trên, thủ tục nhập khẩu bia sẽ phức tạp hơn so với hàng hóa thông thường rất nhiều. Theo đó, ngoài những thủ tục cơ bản khi nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện nhiều bước và chuẩn bị nhiều giấy tờ, chứng từ khác.

Về cơ bản, để nhập khẩu được bia về nước, bạn cần thực hiện một số công việc sau (Nội dung mang tính chất tham khảo):

Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Thông thường, hồ sơ hải quan sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ theo quy định tại Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính gồm:

Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu

Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

Vận đơn (Bill of lading)

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of origin) nộp trong trường hợp đơn vị nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Các chứng từ khác (nếu có)

Do phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu nên ngoài những giấy tờ cơ bản này thì doanh nghiệp nhập khẩu cần có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng theo quy định. Đây là giấy tờ bắt buộc phải có khi làm thủ tục nhập khẩu bia mà doanh nghiệp cần chuẩn bị.

Tiến hành đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm

Đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi nhập khẩu bia. Theo đó, để hoàn tất thủ tục này thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định.

Thông thường, hồ sơ sẽ gồm có:

    • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định
    • Bản tự công bố sản phẩm
    • 03 Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính)
    • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list).

Công bố hợp quy cho mặt hàng bia nhập khẩu

Trong trường hợp, bia nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký bản công bố hợp quy cho sản phẩm. Nhưng, nếu bia nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì doanh nghiệp phải tiến hành công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Về chứng từ, giấy tờ cần có khi công bố hợp quy, doanh nghiệp cần thực hiện:

    • Mẫu sản phẩm (3 mẫu)
    • Bản sao chứng chỉ HACCP (Hazard Analysis And Critical Points) hoặc ISO 22000 (nếu có)
    • Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh mặt hàng bia (bản sao công chứng)
    • Nhãn sản phẩm (có đóng dấu của thương nhân)
    • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm bia
    • Giấy phép CoA (Certificate of Analysis) – Bảng phân tích thành phần của nhà sản xuất.
    • Giấy phép lưu hành tự do (Free Sales Certificate) hoặc Chứng nhận sức khỏe (Health Certificate)
    • Hợp đồng mua bán (Sale Contract)

Quy định về các loại thuế phải nộp khi nhập khẩu bia

Đối với mặt hàng bia, khi nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ phải nộp 3 loại thuế là thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt. Đây là các loại thuế được áp dụng cho mặt hàng bia khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Mức thu cụ thể là:

Thuế VAT của bia là 10%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của bia hiện hành là 35%.

Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia hiện hành là 65%.

* Trường hợp nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, lô hàng có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, lô hàng bắt buộc phải đạt được tất cả các yêu cầu trong Hiệp định đề ra.

Như vậy, có thể thấy thủ tục nhập khẩu bia về Việt Nam tương đối phức tạp với nhiều quy định. Để đảm bảo hoạt động nhập khẩu diễn ra thông suốt, chính xác và nhanh chóng thì đa phần các doanh nghiệp đều sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan do một số đơn vị cung cấp. Hãy liên hệ ngay với Maxway Vina để được tư vấn kĩ hơn về thủ tục hải quan nhập khẩu bia vào Việt Nam.

Facebook