NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Khi nhập khẩu hóa chất, cần phải có MSDS để xác định số CAS của hóa chất đó. Mã CAS của hàng hóa nhập khẩu nằm trong MSDS mà nhà xuất khẩu cung cấp. Từ đó, căn cứ Điều 18 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP sẽ xác định được hóa chất nhập khẩu có phải chất cấm hay không.

Những trường hợp có thể xảy ra dưới đây:

Hàng hóa mã CAS không nằm trong danh mục cấm: Danh mục phải khai báo thì doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu như hàng hóa thông thường.

Hóa chất nhập khẩu là tiền chất công nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 về Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp của Nghị định 113/2017/NĐ-CP như sau:

    1. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.
    1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp
      a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định tại khoản 9 Điều này;
      b) Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;
      c) Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;
      d) Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

Hóa chất nhập khẩu là tiền chất công nghiệp, các doanh nghiệp cần phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

Hóa chất bị hạn chế nhập khẩu

Các loại hóa chất được quy định trong danh mục Nghị định 113 ở phụ lục II. Để nhập khẩu được hóa chất nằm trong phụ lục này bạn cần có giấy cấp phép của Bộ Công Thương.

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu hóa chất bị hạn chế nhập khẩu.

Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:

    • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hóa chất.
    • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Bản kê khai về từng địa điểm kinh doanh.
    • Bản sao Quyết định phê duyệt các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường.
    • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
    • Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng địa điểm kinh doanh hóa chất.
    • Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất.
    • Bản sao hồ sơ huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định.

Được nhập khẩu nhưng phải khai báo hóa chất

Căn cứ phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP, các hóa chất cần khai báo hóa chất là những loại hàng thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo

Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần khai báo hóa chất trên trang hệ thống một cửa quốc gia. Trường hợp khi tra mã CAS của hóa chất thuộc cả phụ lục V “Danh mục hóa chất phải khai báo” và phụ lục I “Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp”  thì bạn phải xin giấy phép cho việc kinh doanh, sản xuất được cấp bởi cục hóa chất.

Hồ sơ khai báo hóa chất gồm:

    • Mẫu đăng ký khai báo hóa chất
    • MSDS
    • Hợp đồng
    • Invoice
    • Packing list

Sau khi khai báo hóa chất xong, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục thông quan như các hàng hóa bình thường khác.

Bộ hồ sơ khai báo hải quan gồm:

    • Giấy đã khai báo hóa chất
    • Hợp đồng
    • Invoice
    • Packing list
    • Bill
    • Tờ khai hải quan
    • C/O 


      Từ những thông tin Maxway Vina đưa trên, hi vọng quý bạn đọc có thêm những lưu ý về việc nhập khẩu hóa chất vào Việt Nam. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn hay quý vị cần một đơn vị hỗ trợ để nhập khẩu hóa chất, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Facebook