NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU KÍNH ÁP TRÒNG

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU KÍNH ÁP TRÒNG

Để nhập khẩu sản phẩm kính áp tròng về Việt Nam, các doanh nghiệp cần làm những thủ tục gì và chuẩn bị những chứng từ như thế nào để có thể thông quan hàng hóa một cách dễ dàng? Hãy cùng Maxway Vina tìm hiểu qua bài viết sau:

HS CODE cho mặt hàng kính áp tròng:

Mặt hàng kính áp tròng không nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhập khẩu cần xin giấy phép phân loại thiết bị Y Tế (loại B) và công bố hợp quy trước khi tiến hành khai báo hải quan nhập khẩu.

Kính áp tròng có HS thuộc chương 90:  Sợi quang và bó sợi quang; cáp sợi quang trừ các loại thuộc nhóm 85.44; vật liệu phân cực dạng tấm và lá; thấu kính (kể cả thấu kính áp tròng), lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác, bằng vật liệu bất kỳ, chưa lắp ráp, trừ loại bằng thủy tinh chư

9001

Sợi quang và bó sợi quang; cáp sợi quang trừ các loại thuộc nhóm 85.44; vật liệu phân cực dạng tấm và lá; thấu kính (kể cả thấu kính áp tròng), lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác, bằng vật liệu bất kỳ, chưa lắp ráp, trừ loại bằng thủy tinh ch

90013000

– Thấu kính áp tròng

Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

Kính áp tròng là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Khi nhập khẩu kính áp tròng, doanh nghiệp cần có giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế.

Hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ (theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP )

– Giấy chứng nhận ISO trong hồ sơ nhập khẩu

Chứng từ cần thiết để khai báo hải quan hàng nhập khẩu cho mặt hàng kính áp tròng:

+ Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

+ Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

+ Bill of Lading (Vận đơn đường biển/ vận đơn đường hàng không)

+ Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)

+ Sales Contract (Hợp đồng Thương mại – nếu cần thiết cho việc thanh toán quốc tế)

+ Giấy phép phân loại thiết bị y tế loại B

+ Các chứng từ khác (nếu có)

Thuế nhập khẩu kính áp tròng

Khi nhập khẩu kính áp tròng, người nhập khẩu cần nộp thuế giá trị gia tăng (VAT).

Thuế VAT của kính áp tròng  là 5%.

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của kính áp tròng  hiện hành là 0%.

Trong trường hợp kính áp tròng  được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Thành phần hồ sơ xin cấp phép:

Hồ sơ xin cấp mới giấy phép nhập khẩu kính áp tròng gồm những loại giấy tờ chính như sau:

    1. Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu
    2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với kính áp tròng nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
    3. Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận ISO) của nhà sản xuất còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
    4. Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhập khẩu kính áp tròng (sau đây gọi tắt là giấy ủy quyền) còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
    5. Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại kính áp tròng nhập khẩu bằng tiếng Việt
    6. Catalogue miêu tả các chức năng, thông số kỹ thuật của chủng loại kính áp tròng nhập khẩu.
    7. Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất đối với các loại thiết bị, vật liệu can thiệp vào cơ thể thuộc chuyên khoa tim mạch, thần kinh sọ não
    8. Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế đến tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế đối với trường hợp giấy phép nhập khẩu đã hết hạn mà không thực hiện việc gia hạn.

Thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế từ Bộ y tế:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Soạn bộ hồ sơ để xin Giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế gửi đến Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế tại Bộ y tế.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế, Bộ Y tế có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định để cấp phép nhập khẩu trong thời hạn 15 ngày làm việc và 02 ngày làm việc đối với trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ (bao gồm cả giấy tờ xác nhận đã nộp phí thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu theo quy định của Bộ Tài chính). Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Giấy phép nhập khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu, cơ quan hải quan.

– Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế chưa hoàn chỉnh thì Bộ Y tế phải thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế để bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong đó phải nêu cụ thể là bổ sung những tài liệu nào, nội dung nào cần sửa đổi trong thời hạn 10 ngày làm việc và 02 ngày làm việc đối với trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

– Khi nhận được văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhập khẩu tổ chức đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phải bổ sung, sửa đổi theo đúng những nội dung đã được ghi trong văn bản và gửi về Bộ Y tế.

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu đã bổ sung, sửa đổi hồ sơ nhưng không đúng với yêu cầu thì Bộ Y tế sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đó để tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ.

– Sau 30 ngày, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản yêu cầu mà tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nhập khẩu không bổ sung, sửa đổi hồ sơ thì phải thực hiện lại từ đầu.

– Nếu không còn yêu cầu bổ sung, sửa đổi thì Bộ Y tế có trách nhiệm phải cấp phép nhập khẩu theo quy định. Giấy phép nhập khẩu được gửi cho tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu và cơ quan hải quan.

Facebook