NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO VIỆT NAM

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO VIỆT NAM

    1. Điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm

Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Mỹ phẩm nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có)

– Nhãn hiệu mỹ phẩm không trùng lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

– Mỹ phẩm lưu hành phải được dán nhãn hiệu đúng như hồ sơ công bố gửi tới Bộ y tế và không được sang chiết, thay đổi vỏ hộp.

– Căn cứ Thông tư 29/2020/TT-BYT, mỹ phẩm nhập khẩu cần phải làm thủ tục công bố.

Thành phần hồ sơ công bố gồm có:

Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm 06 loại giấy tờ dưới đây:

    • Mẫu thông báo sản phẩm mỹ phẩm (tiếng Việt hoặc / và tiếng Anh), trong đó nêu rõ thông tin chi tiết của sản phẩm; nhà sản xuất / nhà lắp ráp; công ty địa phương chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường; người đại diện cho công ty địa phương; Nhà nhập khẩu và danh sách các thành phần sản phẩm;
    • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của nhà nhập khẩu trong đó có ghi nhà nhập khẩu được phép kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm;
    • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đối với các sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp tại quốc gia gốc được hợp thức hóa lãnh sự
    • Giấy ủy quyền của Nhà sản xuất được hợp thức hóa lãnh sự
    • Phiếu Công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
    • Bản thành phần % của sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu
    1. Hồ sơ nhập khẩu mỹ phẩm

Sau khi có công bố mỹ phẩm, hàng hóa cập cảng, hoặc sân bay, khách hàng khai báo hải quan điện tử. Thông thường hàng mỹ phẩm hay bị kiểm hóa để đối chiếu hàng thực tế so với công bố mỹ phẩm có khớp nhau hay không.

Hồ sơ nhập khẩu mỹ phẩm gồm có:

– Tờ khai hải quan về hàng hóa nhập khẩu (theo mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC) hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.

– Chứng từ có liên quan (chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử), gồm có:

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng ủy thác nhập khẩu hàng hóa đối với trường hợp nhập khẩu ủy thác: Bản chụp.

+ Hóa đơn thương mạị hoặc chứng từ có giá trị tương đương trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: Bản chụp.

+ Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): Bản chụp.

+ Phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu còn hiệu lực.

+ Chứng từ chứng minh tổ chức đủ điều kiện nhập khẩu mỹ phẩm: Bản chụp.

+ Tờ khai trị giá (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 39/2015/TT-BTC).

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ mỹ phẩm.

+ Văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành: Bản chính.

Từ những thông tin Maxway Vina đưa trên, hi vọng quý bạn đọc có thêm kiến thức về việc nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam. Nếu còn vướng mắc cần được tư vấn hay quý vị cần một đơn vị hỗ trợ để nhập khẩu mỹ phẩm, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Facebook