NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

NHỮNG LƯU Ý KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN

Việc xuất khẩu khoáng sản ở nước ta đang được chú trọng và đẩy mạnh. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thủ tục xuất khẩu khoáng sản nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Cùng tham khảo bài viết của Maxway Vina để có thêm kinh nghiệm về thủ tục xuất khẩu khoáng sản.

1. Những quy định về thực hiện thủ tục xuất khẩu khoáng sản

Thực hiện Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; đồng thời nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận, Chỉ đạo của Tổng cục Hải quan như sau:

Nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan trong quá trình giải quyết thủ tục hải quan đối với mặt hàng khoáng sản xuất khẩu cần lưu ý thực hiện nhiều nội dung quan trọng.

Trong đó, cơ quan Hải quan chỉ thực hiện đăng ký tờ khai hải quan xuất khẩu đối với khoảng sản được khai thác từ các mỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác theo quy định tại Điều 82 Luật Khoáng sản, đáp ứng điều kiện, có nguồn gốc hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP của Chính phủ và có tên trong danh mục được phép xuất khẩu do bộ quản lý chuyên ngành ban hành theo từng thời kỳ hoặc trường hợp cá biệt đã được Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý chuyên ngành có văn bản đồng ý, cho phép xuất khẩu.

Trong đó, liên quan đến vấn đề khai hải quan, phần mô tả hàng hóa cần khai báo tên loại khoáng sản xuất khẩu, tên mỏ, tên doanh nghiệp được phép khai thác, chế biến đối với trường hợp doanh nghiệp thương mại xuất khẩu khoáng sản (doanh nghiệp không trực tiếp khai thác, chế biến).

Về giấy phép cần khai báo tại ô giấy phép số 01 số giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số giấy phép khai thác tận thu.

Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt).

Khai báo tại ô giấy phép số tiếp theo số hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác).

Khai báo tại ô giấy phép tiếp theo số hóa đơn mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác).

Đối với hồ sơ hải quan, người khai hải quan nộp cho cơ quan Hải quan các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT- BTC) và chứng từ theo quy định của pháp luật quản lý chuyên ngành.

Ngoài ra, để có cơ sở đối chiếu, xác định nguồn gốc khoáng sản xuất khẩu có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của pháp luật, người khai hải quan nộp bổ sung cho cơ quan Hải quan:

    • Bản sao giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan có thẩm quyền cấp;
    • Bản sao văn bản đồng ý cho phép xuất khẩu của Thủ tướng Chính phủ hoặc bộ quản lý chuyên ngành (trong trường hợp xuất khẩu cá biệt);
    • Bản sao hóa đơn, hợp đồng mua bán nội địa (đối với trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu không trực tiếp khai thác) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng hướng dẫn cụ thể các đơn vị hải quan địa phương trong việc kiểm tra hồ sơ hải quan; kiểm tra thực tế hàng hóa và xử lý kết quả kiểm tra.

Như vậy, các thương nhân khi thực hiện thủ tục xuất khẩu khoáng sản cần chú ý hơn để thủ tục Hải quan diễn ra hiệu quả và nhanh chóng nhất.

2. Điều kiện xuất khẩu khoáng sản khi thực hiện thủ tục xuất khẩu khoáng sản

Căn cứ Điều 14 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện để khoáng sản được xuất khẩu như sau

“Điều 14. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương

“Điều 1. Bổ sung Khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế về các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

11. Điều kiện kinh doanh khoáng sản:

a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.

Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:

– Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

– Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;

– Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.

c) Đối với khoáng sản xuất khẩu, ngoài việc đáp ứng các quy định tại điểm a và b khoản này còn phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của Luật Năng lượng nguyên tử.

…”

Theo đó khoáng sản xuất khẩu phải đáp ứng được nguồn gốc của mình thì còn phải thuộc danh mục chủng loại và đáp ứng các tiêu chuẩn, chất lượng do Bộ Công Thương quy định. Đối với khoáng sản xuất khẩu trong thành phần chứa thori, urani bằng hoặc lớn hơn 0,05% tính theo trọng lượng phải có giấy phép xuất khẩu vật liệu phóng xạ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thương nhân có phải lập báo cáo đối với việc xuất khẩu khoáng sản hay không?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 23/2021/TT-BTC quy định về việc báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản như sau:

“Điều 5. Báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản

1. Nội dung báo cáo thực hiện xuất khẩu khoáng sản theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này.

2. Báo cáo xuất khẩu khoáng sản thực hiện như sau:

a) Thương nhân lập báo cáo định kỳ hàng quý (có phát sinh xuất khẩu) theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 2 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp), Sở Công Thương, Cục Hải quan cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu quý tiếp theo.

b) Sở Công Thương cấp tỉnh (hoặc cơ quan chuyên môn được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ) nơi có thương nhân xuất khẩu khoáng sản lập báo cáo tổng hợp theo 6 tháng và hàng năm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 2 gửi về Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp) chậm nhất vào ngày 31 tháng 7 và ngày 31 tháng 01 hàng năm.

3. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất để phục vụ công tác quản lý, thương nhân có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu.

4. Việc gửi báo gáo về Bộ Công Thương thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp tại văn thư Bộ hoặc qua bưu điện đến Bộ Công Thương hoặc qua địa chỉ email: CucCN@moit.gov.vn.

Như vậy, thương nhận phải lập báo cáo định kỳ hàng quý theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 2 gửi về Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Cục Hải quan cấp tỉnh nơi thương nhân có trụ sở chính chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu quý tiếp theo Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo đột xuất để phục vụ công tác quản lý, thương nhân có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu. Việc gửi báo gáo về Bộ Công Thương thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp tại văn thư Bộ hoặc qua bưu điện đến Bộ Công Thương hoặc qua địa chỉ email: CucCN@moit.gov.vn.

Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với việc xuất khẩu khoáng sản của thương nhân?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2021/TT-BTC quy định về trách nhiệm quản lý như sau:

“Điều 6. Trách nhiệm quản lý

1. Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.

2. Căn cứ tình hình thực tế hoạt động khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trong nước, xuất khẩu và chủ trương, định hướng xuất khẩu khoáng sản của Đảng và Chính phủ trong từng thời kỳ, Cục Công nghiệp có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, bổ sung Thông tư này khi cần thiết.”

Theo đó, Bộ Công thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan định kỳ tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản theo Thông tư này và quy định của pháp luật liên quan; xử lý các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu khoáng sản.

3. Những lưu ý khi thực hiện thủ tục xuất khẩu khoáng sản theo quy định

Doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

– Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp;

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:

+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực;

+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ;

+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại;

Facebook