Thủ tục nhập khẩu bằng đường hàng không

THỦ TỤC NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.

Hàng không kết nối mạng lưới giao thông vận tải trên toàn thế giới. Đó là điều vô cùng cần thiết cho kinh doanh toàn cầu và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Hàng không vận chuyển 40% kim ngạch xuất khẩu liên vùng hàng hóa (theo giá trị). 25% công ty bán hàng phụ thuộc vào vận tải hàng không. 70% doanh nghiệp báo cáo rằng, để phục vụ một thị trường lớn thì sử dụng dịch vụ hàng không là điều tất yếu.

Tuy chỉ chuyên chở khoảng 1% tổng khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc tế nhưng lại chiếm khoảng 20% trị giá hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Đối với những nước phát triển, vận tải hàng không chỉ chuyên chở một khối lượng nhỏ hơn 1%, nhưng lại chiếm khoảng 30% trị giá. Điều này chứng tỏ vận tải hàng không có vai trò rất lớn đối với việc vận chuyển hàng hoá đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao.
Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng mau hỏng, dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhạy cảm với thời gian, hàng cứu trợ khẩn cấp … những mặt đòi hỏi giao ngay cho máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với phương tiện vận tải khác.

Với thời buổi nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là một trong điều kiện không thể thiếu mỗi thương nhân, muốn nhập khẩu hàng hóa nước ngoài về kinh doanh trong nước. Hãy cùng Maxway Vina tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ quy trình này nhé.

I. Kí kết hợp đồng ngoại thương với đối tác kinh doanh nước ngoài

   Đây là khâu đầu tiên trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không, và cũng là khâu bắt buột nếu bạn có ý định đem một hàng hóa nào đó trên thị trường quốc tế về Việt Nam để kinh doanh.

   Ở khâu này bạn phải gặp mặt đối tác kinh doanh của mình và cùng ngồi lại với họ đề thảo luận, bàn bạc, đàm phán đến thống nhất các nội dung trong hợp đồng kinh doanh của 2 bên. Sao cho phù hợp với luật vận tải, kinh doanh của từng quốc gia và điều kiện thực tế của cả hai doanh nghiệp. Nhằm hướng tới lợi ích chung cả hai.

Nội dung hợp đồng thường sẽ phải đề cập đến 8 trường sau:

+ Thông tin đơn vị xuất khẩu

+ Thông tin đơn vị nhập khẩu

+ Thông tin lô hàng hóa

+ Giá cả lô hàng

+ Điều kiện cách thức giao hàng

+ Quy chuẩn đóng gói

+ Bảo hành, bảo hiểm cho lô hàng

+ Khiếu nại

II. Xin cấp giấy phép nhập khẩu nếu có yêu cầu

Theo quy định của pháp luật về quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Có 8 loại hàng hóa sau phải bắt buột xin giấy phép nhập khẩu hàng hóa. Các loại hàng hóa này thuộc diện quản lý đặt biệt mà bạn phải lưu ý:

+ Thiết bị thu, phát sóng điện vô tuyến

+ Thuốc dược phẩm, các trang thiết bị, hóa chất y tế

+ Các Tiền chất công nghiệp, Tiền chất thuốc nổ

+ Hạt giống cây trồng, Thuốc bảo vệ thực vật, động vật – thực vật hoang dã

+ Thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản tươi sống

+ Vắc xin, sinh phẩm y tế; hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng

diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và trang thiết bị y tế, sản phẩm mỹ phẩm

+ Tem bưu chính

III.  Thanh toán, cọc trước cho hàng hóa

Thông thường, trong hợp đồng kí kết thỏa thuận giữa 2 bên sẽ quy định rõ tránh nhiệm và lợi ích của 2 bên. Đối với chúng ta bên nhập khẩu hàng hóa quốc tế về Việt Nam, sẽ có tránh nhiệm thanh toán cọc trước cho lô hàng hóa nhập khẩu cho đối tác kinh doanh bên nước ngoài, theo hợp đồng đã quy định (thông thường khoảng tiền cọc này là 30% giá trị lô hàng hóa nhập khẩu). Và tránh nhiệm của bên đối tác là hoàn thành và bàn giao lô hàng hóa đúng với tiến độ được kí kết trong hợp đồng.

IV. Xác nhận và kiểm tra các chứng từ của đối tác kinh doanh

  Cũng dựa trên hợp đồng hàng hóa đã kí kết ban đầu. Chúng ta nhà nhập khẩu hàng hóa phải thường xuyên liên lạc, tương tác với đối tác kinh doanh ở nước ngoài để kiểm tra tiến trình hoàn thiện của lô hàng. Một khi lô hàng đã sẵn sàng vận chuyển chúng ta phải nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục xuất – nhập khẩu cần thiết để đưa hàng hóa về Việt Nam. Hoàn tất quá trình giao nhận trong hợp đồng.

V. Thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa đường hàng không

Thông thường tại Việt Nam thủ tục nhập khẩu hải quan bao gồm các bước sau:

Bước 1: Nhận giấy báo hàng từ các hãng hàng không

Bước 2: Thanh toán các lệ phí, cước thu cho các đơn vị vận tải như: Phí làm hàng (Handling), phí lệnh giao hàng (DO), phí lao vụ (labor fee),…và bộ chứng từ kèm theo cho lô hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam.

Bước 3: Nhận lại vận đơn gốc (HAWB bản số 2)

Bước 4: Hoàn tất các thủ tục nhận hàng từ đơn vị vận tải, chi trả, thanh toán các loại cước khoản cước thu sau, làm thủ tục và nộp lệ phí với cảng hàng không

Bước 5: Hoàn tất thủ tục hải quan cho hàng lô hàng hóa Air nhập khẩu.

Bước 6: Hoàn tất thủ tục đăng ký và nhận hàng hóa tại kho của các hàng hàng không vận tải.

Facebook