THỦ TỤC NHẬP KHẨU ĐÈN LED 2021

Thủ Tục Nhập Khẩu Đèn Led 2021

 

 

 

 

 

 

 

 

Hôm nay mình viết bài viết này mong rằng bạn nào đọc được có thể nắm rõ về các quy định hiện hành trong thủ tục nhập khẩu đèn led trong năm 2021 này nhé.

Để nhập khẩu đèn led trong năm 2021 này thì nhiều bạn hay hỏi mình là đèn em loại này, loại kia có kiểm tra chất lượng nhà nước hay không ? và có dán nhãn năng lượng hay không ? thì nay mình làm rõ điều đó nhé.

Khi nhập khẩu bộ đèn led về thì 2 điều mà doanh nghiệp cần chú ý đó là:

  1. Bước 1: Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy ( QCVN 19:2019/BKHCN)
  2. Bước 2: Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc. (TCVN 11844:2017)

Vậy khi Doanh nghiệp bạn nhập khẩu đèn led về thì mình chỉ cần xem đèn mình có dính 1 trong 2 chỉ tiêu trên hay không ? Nếu có thì kiểm theo từng loại mà mình liệt kê ra. Đi vào Chi tiết nhé.

thủ tục nhập khẩu đèn led

Kiểm tra chất lượng nhà nước để làm chứng nhận hợp quy

Đầu tiên kiểm xem có bị dính QCVN 19:2019/BKHCN hay không, thì như mình đọc và hiểu cái QCVN này thì các loại đèn led sau sẽ bị dính.

  1. Mã HS code 85395000:Các đèn Led có cấu tạo như bóng đèn, VD như đèn Led có balat lắp liền (Bulb) công suất đến 60 W; Đèn Led 2 đầu đuôi G5 và G13, ( đầu G5 và G13 ai ko hiểu thì gọi mình ).Công suất danh định đến 125 W.
  2. Mã HS 94051091:Đèn rọi (Spotlight), là loại đèn chiếu điểm, có thể đều chỉnh hướng chiếu, theo phân loại của nhà sản xuất là đèn spotlight.
  3. Mã HS 94052090:Đèn bàn, đèn giường hoặc đèn cây sử dụng Led.

==> Nếu đèn led mà bạn nhập về có các hs code trên bị dính thì mình chắc chắc là đi kiểm tra chất lượng nhà nước để làm hợp quy rồi đó.

Giấy chứng nhận hợp quy có giá trị trong 3 năm, sau 3 năm sẽ được xem xét cấp lại giấy chứng nhận mà không phải thử nghiệm lại nếu sản phẩm không thay đổi về kết cấu, linh kiện.
Còn về chi phí thì : ( Doanh nghiệp sẽ chịu 2 phí gồm)
Phí chứng nhận = Phí chứng nhận + Phí thử nghiệm + VAT 5%

  • Model 1 đến 5: 4.000.000/model
  • Model 6 đến 10: 3.000.000/model
  • Model 11 trở đi: 2.000.000/model

Phí thử nghiệm an toàn đèn led:

  • Đèn Led có Ballat lắp liền: 5.000.000/loại
  • Đèn Led 2 đầu: 9.000.000/model
  • Bộ đèn Led: 5.500.000/model
  • Phí thử nghiệm EMI: 7.000.000/mẫu ( áp dụng từ 1/1/2021)
  • Phí thử nghiệm EMS: 13.000.000/mẫu (chỉ áp dụng từ ngày 01/6/2021)

==> có bao nhiêu phí thì người tiêu dùng cuối cùng sẽ là người chịu hết. xưa mua đèn 25k thì giờ mua đèn là 50k.
===> vậy là giải quyết xong được mục 1 và bây giờ là xét xem sản phẩm mình nhập về có Dán nhãn năng lượng hay không ?

Thủ tục nhập khẩu đèn led 2021

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng bắt buộc.

Đây là các sản phẩm bị dính dán nhãn năng lượng bắt buộc.
1. Về Công Suất : nhỏ hơn 60W và có điện áp định danh không quá 250V và dùng cho mục đích thông dụng ( ví dụ chiếu sáng trong văn phòng, trong nhà ở thì sẽ bị do hiệu suất năng lượng và dán nhãn, còn nếu như mục đích là dùng chiếu sáng công cộng, đèn đường thì không cần ) chỗ này lưu ý nhé.
2.  Bóng đèn LED có balát lắp liền có đầu đèn E27 và B22 (self-ballasted LED lamp). Nếu không hiểu đầu đèn E27 và B22 có balat lắp liền thì lên google gõ từ này ( Self-Ballasted Led Lamp) rồi vào mục hình ảnh, bạn sẽ thấy rõ nhất và dễ hiểu nhất. ( đơn giản đó là đèn tròn vặn ra vặn vào )
3. Bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13
Tương tự nếu bạn ko hiểu đèn G5 hay G13 thì cũng vào google gõ từ này double-capped retrofit LED lamp vào mục hình ảnh sẽ rõ. đó là bóng đèn huỳnh quang tuýp dài.
Còn về mức phí thì khi test chi phí tạm tính là 16 triệu/mẫu nếu bạn test theo phương pháp 10885-2-1.

Thủ tục nhập khẩu đèn led mới nhất

Đó chỉ vậy thôi, bạn xem thử đèn bạn nhập về dính 2 tiêu chuẩn trên không, nếu dính cái nào thì làm cái đó, còn không dính thì nhập bình thường.

Các bạn cứ căn cứ vào đó mà xét nhé, còn nếu chưa rành thì cứ alo mình sẽ hỗ trợ các bạn.
Hy vọng là các bạn sẽ rõ và nhập khẩu về một cách thật lợi nhất.

 

Facebook