Thủ tục nhập khẩu rượu vang

THỦ TỤC NHẬP KHẨU RƯỢU VANG 

Rượu vang ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ ở nước ta. Do đó, thủ tục nhập khẩu rượu vang vào nước ta cũng theo đó mà ngày càng được quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu rượu vang hiện nay, quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết dưới đây của Maxway Vina.

ĐỊNH NGHĨA VỀ RƯỢU VANG

Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nho. Sự cân bằng hóa học tự nhiên nho cho phép nho lên men không cần thêm các loại đường, axit, enzym, nước hoặc chất dinh dưỡng khác. Men tiêu thụ đường trong nho và chuyển đổi chúng thành rượu và carbon dioxit. Giống nho khác nhau và chủng nấm men khác nhau tạo thành các dạng khác nhau của rượu vang.

Các dạng rượu vang nổi tiếng là kết quả của sự tương tác rất phức tạp giữa phát triển sinh hóa của nho, các phản ứng liên quan đến quá trình lên men, cùng với sự can thiệp của con người trong quá trình tổng thể. Nồng độ cồn trên thể tích 5.5% – 20.5%.

CHÍNH SÁCH VỀ THỦ TỤC NHẬP KHẨU RƯỢU VANG

Theo quy định hiện hành, rượu vang không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, Quý doanh nghiệp có thể làm thủ tục nhập khẩu rượu vang theo quy định.

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.”

Do đó, rượu vang thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuần kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương ban hành theo Quyết định 3648/QĐ-BCT ngày 08/09/2016 của Bộ Công thương nên phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo quy định hiện hành.

 XÁC ĐỊNH MÃ HS KHI NHẬP KHẨU RƯỢU VANG

2204: Mã HS Code của rượu vang được làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ, hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09.

22042911: Mã HS Code của rượu vang có nồng độ cồn tính theo thể tích không vượt quá ngưỡng 15%.

Mức thuế tương ứng với mã HS này là:

Thuế nhập khẩu: 50%

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): 30%

Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%

 

THỦ TỤC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG

Làm thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng là một trong những thủ tục quan trọng để nhập khẩu rượu vang. Các bước làm kiểm tra chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm với rượu vang gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư: Có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chi tiết kinh doanh đồ uống có cồn

HACCP hoặc ISO 22000 (Nếu có).

Kiểm nghiệm do nhà sản xuất cấp: Nếu kiểm nghiệm do phòng kiểm nghiệm độc lập có chứng nhận ISO 17025 kiểm định đầy đủ các chỉ tiêu về đồng uống có cồn QCVN 6 – 3 : 2010/BYT phần chỉ tiêu dành cho rượu vang

Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm (Nếu nhà sản xuất không cung cấp được kiểm nghiệm hợp lệ theo quy định của pháp luật Việt Nam).

Kiểm tại các phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc kiểm tại các trung tâm kiểm nghiệm được chỉ định có chứng nhận ISO 17025. Chỉ tiêu kiểm đối với rượu vang gồm có:

Các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức công bố

Hàm lượng ethanol (cồn) ở 20 độ C

% v/v

….

Hàm lượng methanol

mg/l

≤ 400

Hàm lượng SO2 tổng

mg/l

≤ 150

Bước 3: Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ công bố tại Website: congbosanpham.vfa.gov.vn.

Bước 4: Soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ thông qua tài khoản doanh nghiệp đã được cấp.

 

THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Để hoàn thiện thủ tục nhập khẩu rượu vang tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, ngoài việc phải kiểm tra an toàn chất lượng sản phẩm, Quý doanh nghiệp cần phải xin giấy phép phân phối rượu được Bộ Công Thương cấp phép. Rượu vang nhập khẩu về thuộc danh sách các nhà sản xuất đã được BCT duyệt trong giấy phép

Hồ sơ xin cấp giấy phép phân phối rượu vang bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có chứng thực).

Bảng kê trang thiết bị của kho hàng.

Đề án buôn rượu

Hồ sơ pháp lý của 03 thương nhân là đại lý phân phối/01 tỉnh. Ít nhất là 6 tỉnh thành. Cụ thể: Hợp đồng đại lý phân phối; Giấy phép bán buôn hoặc bán lẻ của từng đại lý; Giấy phép đăng ký kinh doanh của từng đại lý.

Hợp đồng thuê kho (Diện tích từ 300 m2 trở lên)

Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường của kho hàng (Bản sao có chứng thực ).

Giấy xác nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy (Bản sao có chứng thực ).

Giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường (Bản sao có chứng thực ).

Hợp đồng thuê xe có trọng tải từ 500 kg trở lên (của tối thiểu 03 xe)

Xác nhận số dư tài khoản công ty tối thiểu là 1 tỷ

Đơn xin cấp phép

Hồ sơ được đóng thành quyền lập thành 02 bộ nộp về Bộ công thương để xin xét duyệt.

Lưu ý : sau khi nhập khẩu rượu về Việt Nam, để bán lẻ rượu vang, Quý doanh nghiệp cần có Giấy phép bán lẻ rượu. Lưu ý kiểm định kỳ đối với sản phẩm theo quy định: Nếu thời hạn của giấy phép là 5 năm kiểm 6 tháng/01 lần; thời hạn 5 năm kiểm định kỳ là 12 tháng/01 năm.

THỦ TỤC HẢI QUAN

Hồ sơ hải quan nhập khẩu rượu vang gồm có:

Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)

Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Bill of lading (Vận đơn)

Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)

Các chứng từ khác (nếu có)

Công bố hợp quy

Giấy phép phân phối rượu vang

Nhãn mác sản phẩm rượu vang

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: Tên hàng hóa / Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa / Xuất xứ hàng hóa / Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

 

Trên đây là thủ tục nhập khẩu rượu vang, nếu có bất kì thắc mắc nào, quý bạn đọc hãy liên hệ ngay tới Maxway Vina để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

 

Facebook