THỦ TỤC NHẬP KHẨU VÀ CÔNG BỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

Đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, việc nhập khẩu thực phẩm chức năng đang diễn ra rất sôi động trong thị trường trong nước. Tuy nhiên, để việc nhập khẩu thực phẩm chức năng được diễn ra xuôn sẻ nhất thì việc nắm bắt được rõ các quy trình nhập khẩu là hết sức quan trọng. Do đó, ACC xin gửi đến quý khách hành hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng hiện nay.

1.Thực phẩm chức năng là gì?

1.1. Khái niệm thực phẩm chức năng

thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng tên tiếng Anh là Functional Foods là thực phẩm có tác dụng bổ trợ cho cơ thể với các khoáng chất, vitamin thiết yếu, có tác dụng dinh dưỡng, hỗ trợ làm đẹp, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm chức năng giúp bổ sung các dưỡng chất cần thiết ngăn chăn sự thiếu hụt dinh dưỡng do chế độ ăn không đầy đủ, hỗ sợ sự phát triển và tăng trưởng ở con người.

1.2. Các loại thực phẩm chức năng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng khác nhau, nhưng theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật An toàn thực phẩm có những loại sau đây:

  • Thực thẩm bảo vệ sức khoẻ (Health Supplement, Dietary Supplement)
  • Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt
  •  Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

1.3. Mã HS của thực phẩm chức năng

Trong quá trình nhập khẩu thực phẩm chức năng, việc xác định đúng mã HS của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng chính sách, thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng của doanh nghiệp mình. Theo quy định của pháp luật thì thực phẩm chức năng có HS thuộc Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác. Theo đó mã HS của thực phẩm chức năng như sau:

Mã HS Mô tả Thuế NK ưu đãi
  Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm  
21069071 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ từ sâm 15
21069072 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ khác 15
21069073 Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm 15

 

2. Chính sách nhập khẩu thực phẩm chức năng

thu tuc nhap khau thuc pham chuc nang

Thực phẩm chức năng thuộc những mặt hàng quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi nhập khẩu cần thực hiện công bố thực phẩm chức năng và đăng ký kiểm tra chất lượng ATTP để thông quan.

Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định về quản lý thực phẩm chức năng đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu đã có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố hợp quy và đăng ký tại Bộ Y Tế trước khi lưu thông trên thị trường. Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu mà chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng lý tại Bộ Y tế.

Tuy nhiên, nghị định 15/2018/NĐ-CP lại chỉ quy định công bố sảng đối với các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

Như vậy, căn cứ theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì các thực phẩm chức năng đều phải đăng ký bản công bố sản phẩm. Trước khi tiến hành thực hiện nhập khẩu thực phẩm chức năng cá nhân, tổ chức phải tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm.

2.1. Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm

Hồ sơ quy định đối với các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu bao gồm:

– Bản công bố sản phẩm

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu hoặc Giấy chứng nhận Y tế của cơ quan có thẩm quyền

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng

– Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm ý cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương

dang ky ban cong bo san pham

2.2 Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm

Để thực hiện nhập khẩu thực phẩm chức năng, nhất thiết phải có đăng ký bản công bố sản phẩm. Quá trình đăng ký được thực hiện theo thủ tục sau đây:

  •  Nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ
  • Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định sản phẩm theo tiêu chuẩn của Bộ y tế ban hành. Thời hạn thẩm định là 07 ngày.
  •  Trong trường hợp không đồng ý với hồ sơ  hoặc yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ thì cơ quan phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ căn cứ pháp lý

Hồ sơ chỉ được bổ sung 01 lần, thời hạn bổ sung là trong vòng 90 ngày kể từ ngày có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Nếu tổ chức, cá nhận không sửa đổi, bổ sung thì hồ sơ không còn giá trị

Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải đi công bố lại sản phẩm

  • Cơ quan tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm có trách nhiệm thông báo công khai tên, sản phẩm của tổ chức, cá nhân đã được đăng ký lên trang thông tin điện tử của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.
  •  Cá nhân, tổ chức nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật về về phí và lệ phí

Sau khi thực hiện đăng ký thông tin về sản phẩm thì người tiêu dùng có thể tra cứu công bố thực phẩm chức năng trên website của Bộ Y tế. Chi tiết tra cứu công bố thực phẩm chức năng, xem thêm tại: http://maxway.vn/huong-dan-thu-tuc-cong-bo-thuc-pham-chuc-nang/

3. Các bước nhập khẩu thực phẩm chức năng

thu tuc hai quan 1

3.1. Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng

Hồ sơ nhập khẩu thực phẩm chức năng sẽ bao gồm giấy tờ, hồ sơ chính như sau:

– Tờ khai hàng hoá nhập khẩu

– Hợp đồng thương mại

– Vận tải đơn

– Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm

– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá

– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng

3.2. Trình tự thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Bước 1: Tiến hành đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy đinh

Bước 2: Khai tờ khai hải quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với sản phẩm nhập khẩu và xin mang về kho bảo quản

Bước 3: Sau khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra kho và tiến hành lấy mẫu về để kiểm tra và đạt kết quả chuẩn. Doanh nghiệp nộp bổ sung kết quả cho Hải quan để thông qua lô hàng. Nếu không đạt thì phải xuất trả.

Facebook