THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

THỦ TỤC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ

Cà phê là cây trồng phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ nước ta. Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2022, xuất khẩu cà phê đã đem về 2,8 tỷ USD, tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hiệp hội Cà phê – Ca cao (Vicofa) dự báo nếu giá cà phê xuất khẩu giữ nguyên ở mức cao như nửa đầu năm, thì cả năm 2022 ngành cà phê Việt Nam sẽ thiết lập được mốc xuất khẩu kỷ lục 4 tỷ USD… Có thể nói, đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn của nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và có khả năng xuất khẩu lớn. Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu cà phê để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại nước ta hiện nay.

Theo đó, thủ tục xuất khẩu cà phê có thể hiểu đơn giản là những thủ tục mà các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải tiến hành theo quy định pháp luật để có thể xuất khẩu cà phê hợp pháp. Bài viết dưới đây, Maxway Vina sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin liên quan đến thủ tục xuất khẩu cà phê mà các doanh nghiệp cần biết.

Mã HS code và thuế xuất khẩu cà phê

HS code cà phê hạt nhóm 0901, tùy theo cách chế biến và loại để chọn HS code chuẩn xác. Thuế xuất khẩu cà phê hạt là 0%.

Tùy từng trường hợp mà các doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code phù hợp.

Những thông tin cần biết khi tiến hành xuất khẩu cà phê.

Chứng nhận xuất xứ mặt hàng cà phê

Riêng với mặt hàng cà phê, có form C/O riêng đó là C/O ICO.

C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).

C/O mẫu ICO sử dụng cho hàng cà phê xuất xứ Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Có các loại hàng: cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hòa tan và các loại khác. Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải khai thành nhiều bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho từng loại hàng cà phê.

 

Vấn đề kiểm dịch cà phê

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu xem họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để kịp thời chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi hàng hóa đã xuất khẩu.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:

  1. Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch:

Doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật. Đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.

  1. Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch:

Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu.

– Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.

Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm:

Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:

– Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;

– Commercial invoice.

– Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)

– Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)

Thủ tục xuất khẩu cà phê:

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, các doanh nghiệp cần khai hải quan xuất khẩu qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS.

Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm hải quan điện tử, doanh nghiệp cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì? Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bộ chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng cà phê bao gồm:

Invoice (Hóa đơn thương mại)

Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)

Sales contract (Hợp đồng thương mại)

Phytosanitary of Certificate (Giấy kiểm dịch thực vật)

C/O form B (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam)

Hoặc C/O form ICO (Chứng nhận xuất xứ hàng hóa riêng cho mặt hàng coffee)

Certificate of Quality, Quantity, Weight (Chứng nhận chất lượng, số lượng, trọng lượng)

Bill of Lading (Vận đơn đường biển)

Insurance (Bảo hiểm, nếu có)

Fumigation (Hun trùng riêng cho mặt hàng cà phê)

 

Facebook