PHỤ PHÍ ENS LÀ GÌ? PHÍ ENS LÀ BAO NHIÊU?

PHỤ PHÍ ENS LÀ GÌ? PHÍ ENS LÀ BAO NHIÊU?

 

Hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ phải kê khai và đóng phí ENS. Nhiều bạn khi mới làm hàng xuất khẩu sang EU chưa hiểu rõ về loại phí này nên ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích cụ thể về phụ phí ENS là gì? Mức phí ENS là bao nhiêu?

 

1. Phí ENS là gì?

ENS là viết tắt của “Entry Summary Declaration”, là một loại phụ phí kê khai sơ bộ hàng hóa nhập khẩu vào các nước thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) để các tiêu chuẩn an ninh cho hàng hóa nhập khẩu. Quy định này chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011. Phí ENS do hãng tàu đặt ra và thu Booking party – Forwarder hoặc Shipper, tùy thuộc hãng tàu mà mức phí sẽ khác nhau.

Sau khi ENS được hãng tàu khai báo thành công trên hệ thống, hải quan tại các cảng EU tiến hành giám định thông tin cung cấp. Trong vòng 24h trước khi tàu mẹ khởi hành, hải quan EU sẽ thông báo kết quả có cho load hay không. Trường hợp ENS quên khai báo hay khai báo trễ, phía hải quan EU sẽ phạt tiền trên mỗi lô hàng, số tiền phạt có thể lên đến vài ngàn Euro.

 

2. Các đối tượng áp dụng thu phí ENS:

  • Đối với tất cả các Cont hàng được chuyển tại cảng thuộc EU đều phải áp dụng phụ phí ENS
  • Đối với tất cả các Cont hàng có cảng đích (POD) là một cảng thuộc EU cũng sẽ áp dụng phụ phí ENS.

Việc khai phí ENS áp dụng cho các nước thành viên EU và cho các lô hàng dựa trên các tiêu chuẩn sau:

  • Lô hàng được nhập khẩu vào EU
  • Dỡ hàng tại EU và vận chuyển đến những nước không thuộc khối EU bằng hình thức khác
  • Không dỡ hàng tại EU nhưng lô hàng có thời gian neo đậu ở các cảng thuộc EU.

 

3. Những quy định và mức thu ENS hiện nay là bao nhiêu?

a.      Quy định, thông tin cần có để khai ENS

Theo hướng dẫn sơ lược của hãng tàu về việc kê khai phí ENS cho lô hàng, những thông tin bắt buộc phải có, bao gồm:

b.     Kê khai tên hàng cụ thể

Nếu trước đây, trên bộ vận đơn (Bill of lading – B/L), nhà xuất khẩu chỉ cần kê khai tên hàng hóa chung chung như: Garment (hàng may mặc), Furniture (hàng đồ gỗ), Agriculture products (hàng nông sản),…thì nay sẽ phải khai tên hàng cụ thế như Men’s shirt (áo sơ mi nam), Outdoor wooden furniture (hàng đồ gỗ ngoài trời), 5% Broken rice (hàng gạo 5% tấm),…và kem theo đó là mã số HS (mã số hàng hóa theo quy chuẩn hải quan) cho hàng hóa, nên là 6 chữ số.

c.      Kê khai rõ ràng thông tin người gửi và người nhận lô hàng

Theo đó, khi làm chi tiết bộ vận đơn, Nhà xuất khẩu phải kê khai rõ người gửi hàng (Shipper) và người nhận hàng (Consignee), bao gồm địa chỉ và mã vùng (Zip code) hoặc mã số thuế (Tax reference).

d.     Thời hạn và đơn vị thực hiện việc kê khai hàng hóa

Chủ hàng sẽ đóng phí ENS cho hãng tàu. Người tiến hành kê khai ENS lên hệ thống điện tử và truyền dữ liệu trực tiếp cho phía hải quan EU sẽ là các Đại lý vận tải (hãng tàu). Thời hạn kê khai là 24 giờ đồng hồ trước khi tàu mẹ khởi hành từ cảng xếp hàng đến Châu Âu.

* Ngoài ra, cần khai thêm một số thông tin khác như:

  • Số lượng kiện hàng trong mỗi container
  • Shipping mark
  • Số container
  • Số seal
  • Gross weight của container
  • Nếu là hàng nguy hiểm (DG) thì cần cung cấp thêm mã UN
  • Điều kiện thanh toán của lô hàng Prepaid hay Collect,…

4. Mức phí ENS cần chi trả là bao nhiêu?

Theo quy định về mức thu thường xuyên của ENS rơi vào khoảng từ 30-40 USD/lô hàng. Việc tính phí này sẽ là trên mỗi lô hàng, tức mỗi BL chứ không phải là tính dựa theo số container của một lô hàng.

Cho dù bạn sử dụng 50 hay 100 container mà sử dụng 1 BL thì vẫn chỉ thu phí như vậy chứ không phải là việc mỗi một container sẽ tính là 30-40 USD. Luật được đề ra là để đem lại sự bảo đảm hơn cho hàng hóa thúc đẩy hiệu quả kết nối giao thương mở rộng hơn cho các nước hợp tác trong EU.

 

5. Những điều cần lưu ý khi khai phụ phí ENS

– Thông tin người nhận hàng: Hiện nay việc xuất khẩu hàng đi Châu Âu đã trở nên phổ biến và khá thuận tiện. Điều này có nghĩa là giao hàng theo yêu cầu của chủ hàng (nhà sản xuất) và người nhận hàng có thể thay đổi khi đến cảng đích. Tức là bạn có thể chuyển hàng cho người B thay vì người A như ban đầu.

 

– Thời hạn kê khai:

Nếu lô hàng được vận chuyển từ cảng Hải Phòng đi tới Châu Âu thì thời hạn khai báo là 24h trước khi tàu xuất phát.

Việc kê khai là bắt buộc nên chủ hàng cần phải nắm rõ lịch trình xuất phát để hoàn tất kê khai đúng hạn. Nếu không kịp thời kê khai phụ phí ENS thì hàng hóa sẽ không được bốc xếp.

– Quãng đường vận chuyển hàng đến châu Âu trải qua khoảng thời gian khá dài, từ 20 – 45 ngày. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hàng hóa. Thế nên, bạn cần có sự chuẩn bị trước để tránh việc hỏng hóc hàng hóa hoặc sự cố khi tiến hành vận chuyển hàng hóa.

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa vá các dịch vụ vận chuyển quốc tế, Maxway Vina Logistics Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói từ xưởng về kho với thời gian thông quan nhanh gọn, uy tín, chuyên nghiệp và hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.


Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn vấn đề gì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm.

Liên hệ xử lý trên toàn quốc:

Mrs. Tường Vy: 0913 465 938

Mr.Tuân : 0913 796 728

Mr.Cương : 0911 926 799

Mr.Cường : 0913 345 018

Hotline : 0913 704 586

Email : info@maxway.vn

Website : https://maxway.vn/

Fanpage : https://www.facebook.com/Maxway.vn

Facebook