Thủ Tục Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Thủ Tục Nhập Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi 

1. Quy định pháp luật cho thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Đầu tiên khi muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các bạn cần nắm rõ được quy định pháp luật đang hiện hành cho ngành hàng này. Các văn bản quan trọng các bạn cần nắm rõ để tra cứu như sau:

  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản;
  • Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT: danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam;
  • Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Đối với các doanh nghiệp đang thắc mắc về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi hay các sản phẩm thức ăn cho thuỷ sản, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thì cần những gì. Vậy thì hãy lưu ý những điều sau đây. Tuỳ thuộc vào từng mặt hàng cụ thể mà thủ tục thực hiện có những vấn đề khác nhau. Có thể hiểu đơn giản là mặt hàng này được chia thành 2 nhóm mặt hàng chính.

1.1. Sản phẩm không có trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể tra cứu bằng cách vào Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Trên thanh công cụ,  lựa chọn “DMTACN NHẬP KHẨU” -> Tiếp tục ấn vào Theo thông tư 26/2012, hoặc Sau thông tư 26/2012. Ở mỗi thông tư sẽ có file chi tiết kèm theo, doanh nghiệp có thể tải về để tra cứu mặt hàng mà mình muốn nhập đã nằm trong danh mục hàng hoá được lưu hành tại Việt Nam chưa. Với mặt hàng mà bạn nhập về đã có trong danh mục đã được quy định trong thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hoặc danh mục bổ sung (nếu có), khi muốn được nhập khẩu về sản xuất hoặc tiêu thụ thì cần thực hiện theo hai bước dưới đây.Bước 1: Làm thủ tục công nhận chất lượng của thức ăn chăn nuôi gia súc để được phép lưu hành ở Việt Nam. Sau khi đã có công nhận thì doanh nghiệp nhập khẩu mới đạt điều kiện được phép lấy mẫu kiểm tra chất lượng. Nơi nhận thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. ở bước đầu tiên này đó là Cơ quan nhận hồ sơ là Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc Cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm).

Hồ sơ cần chuẩn bị những nội dung gì các bạn có thể tham khảo tại quy định tại Điều 6.2.c của Thông 66/2011/BNNPTNT. Việc nhận được công nhận chất lượng chỉ mang tính chất tạm thời và ngắn hạn chứ không lâu dài được và nó áp dụng cho lô hàng nhập đầu tiên mà thôi. Nếu như bạn muốn nhập những lô tiếp theo nữa về lâu dài cần làm thủ tục  sản phẩm của mình được đưa vào Danh mục lưu hành tại Việt Nam.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

khi đã có được Công nhận chất lượng, hàng hoá được về cảng, doanh nghiệp cần mời cơ quan kiểm định có thẩm quyền như Quacert, Quatest.. lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra. Ngoài ra có thể doanh nghiệp còn sẽ phải làm giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật. Nếu như nó đạt yêu cầu thì doanh nghiệp mới được tiếp tục làm thủ tục thông quan. Còn nếu như lô hàng đó không đạt thì sẽ phải tái xuất.

1.2. Sản phẩm nằm trong danh mục cho phép lưu hành tại Việt Nam

Với loại thức ăn này thì thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sẽ đơn giản hơn. Khi nhập khẩu doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục kiểm tra chất lượng khi làm thủ tục với hải quan. Còn đối với những mặt hàng thức ăn chăn nuôi muốn được lưu hành thì cần phải đáp ứng 3 điều kiện dưới đây thì mới được phép lưu hành tại Việt Nam (Điều 5.2 – Thông tư 50/2014 nêu trên):

  • Công bố tiêu chuẩn áp dụng (dành cho chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia) và công bố hợp quy
  • Kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi
  • Hồ sơ xin Công nhận đủ điều kiện lưu hành quy định trong Điều 5.3 Thông tư 50.  làm được thủ tục này cũng sẽ mất nhiều thời gian và chi phí. Dù vậy doanh nghiệp vẫn phải làm thì mới nhập được hàng hoá. Thế nhưng chỉ cần làm 1 làn hồ sơ này, những lần sau khi nhập hàng các bạn sẽ không phải làm thêm lần nữa.

2. Quy định Kiểm dịch thức ăn chăn nuôi

2.1. Kiểm dịch động vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc động vật

Một trong những thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các bạn cần chú ý có một số mặt hàng cầ  phải được làm kiểm dịch động vật như: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ… Doanh nghiệp cần thực hiện làm hồ sơ để nộp cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật. Sau khi đã có Giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ làm việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Nếu hải quan cho phép bạn mang hàng hoá về kho riêng bảo quản thì có thể lấy tại kho.

2.2. Kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc thực vật

Các mặt hàng phải làm kiểm dịch đó là khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô… Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm hồ sơ nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật. Sau đó sẽ được lấy mẫu để kiểm định  giống như làm kiểm dịch động vật. Tuy nhiên mặt hàng thực vật doanh nghiệp không cần  xin giấy phép kiểm dịch.

3. Điều kiện đối với cơ sở thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn chăn nuôi phải có hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
  • Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đã được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm, nuôi thích nghi, nghiên cứu, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm hoặc để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

4. Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Bước 1: Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu

Hồ sơ thực hiện công bố thông tin thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu):

  • Đơn đề nghị công bố thông tin sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
  • Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất;
  • Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
  • Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;
  • Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp.

Bước 2: Thủ tục hải quan để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

  • Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản sao
  • Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
  • Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
  • Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
  • Giấy chứng nhận thành phần (COA): 01 bản sao
  • Tiêu chuẩn cơ sở nhà nhập khẩu: 01 bản sao
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 01 bản sao
  • Công văn mang hàng về kho bảo quản: 01 bản chính (trong trường hợp bạn muốn mang hàng hóa về kho bảo quan để chờ kết quả kiểm tra).
  • Giấy xác nhận lưu hành của thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam: 01 bản sao.

5. Chú ý khi làm hồ sơ hải quan và nhãn mác hàng hóa:

*Ngoài việc phải dán nhãn thì nội dung nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung nhãn mác của các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thì nội dung của một nhãn mác đầy đủ gồm những thông tin sau:

  • Thông tin của người nhà xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
  • Tên hàng hóa và thông tin hàng hóa;
  • Định lượng;
  • Ngày sản xuất;
  • Hạn sử dụng;
  • Thành phần định lượng;
  • Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
  • Xuất xứ hàng hóa.

Đó là những nội dung nhãn cơ bản cần phải được dán lên hàng hóa. Những thông tin được thể hiện phải sử dụng tiếng anh hoặc các thứ tiếng khác phải có dịch thuật. Khi làm thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nếu gặp phải luồng đỏ, thì hải quan kiểm hóa sẽ rất chú trọng đến nội dung nhãn ở bên trên.

*HS code và thuế xuất được áp dụng tùy từng loại thức ăn chăn nuôi;

*Ưu đãi thuế quan đối với các nước được hưởng ưu đãi;

Sau khi xem xét giấy tờ nếu như không cần điều chỉnh thì sẽ được phê duyệt lô hàng nhập về.  Nếu như cơ quan hải quan trả kết quả luồng Đỏ  thì hải quan sẽ yêu cầu được kiểm tra thực tế hàng hoá. Các bạn tiếp tục chờ để có kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch… sau đó nộp cho hải quan thì  hàng mới được phép thông quan.Trên đây là những thông tin về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mà Maxway Vina Logistics muốn chia sẻ đến bạn. Theo đó, Quý khách hàng cần phải chuẩn bị đầy đủ thủ tục nhập khẩu cần thiết để tránh xảy ra một vài sự việc không mong muốn trong quá trình nhập hàng.


Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn vấn đề gì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm.

Liên hệ xử lý trên toàn quốc:

Mrs. Tường Vy: 0913 465 938

Mr.Tuân : 0913 796 728

Mr.Cương : 0911 926 799

Mr.Cường : 0913 345 018

Hotline : 0913 704 586

Email : info@maxway.vn

Website : https://maxway.vn/

Fanpage : https://www.facebook.com/Maxway.vn

Facebook