Certificate of Conformity là gì? Những Điều Cần Biết Về Giấy Chứng Nhận Hợp Quy

Certificate of Conformity là gì? Những Điều Cần Biết Về Giấy Chứng Nhận Hợp Quy

1. Certificate of Conformity – COC là gì?

COC là gì? – Đây là cụm viết tắt của Certificate of Conformity, giấy chứng nhận hợp quy hay chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn.

Cụ thể, chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá nhằm xác nhận chất lượng hàng hóa, sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật. Do đó, chứng nhận hợp quy còn gọi là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật.

Giấy chứng nhận này giúp xác nhận hàng hóa/ sản phẩm đã phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hay chưa. Chứng nhận hợp quy mang tính chất bắt buộc đối với một số đối tượng, loại hàng hóa được quy định.

Thông thường, chứng nhận COC được cấp thông qua sự thỏa thuận giữa cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận hợp quy với đơn vị chứng nhận phù hợp (bên thứ 3). Quy chuẩn áp dụng để chứng nhận hợp quy sẽ là các tiêu chuẩn về kỹ thuật theo đúng quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.Certificate of conformity la gi

2. Vai trò của giấy chứng nhận hợp quy – COC là gì?

Giấy chứng nhận hợp quy (COC) mang tính bắt buộc, và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý Nhà nước:

  • Đối với doanh nghiệp: Các hàng hóa, sản phẩm được cấp giấy chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo an toàn cho người dùng. Bằng việc tung ra ngoài thị trường những sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp sẽ từng bước nâng cao uy tín của mình. Bên cạnh đó, cũng tránh một số rủi ro như thu hồi sản phẩm, bồi thường thiệt hại cho người dùng khi sản phẩm đó không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Đối với người tiêu dùng: Việc lựa chọn các sản phẩm đã được cấp chứng nhận hợp quy sẽ giúp người tiêu dùng cảm thấy yên tâm hơn. Nếu cảm thấy sản phẩm ấy phù hợp và đảm bảo chất lượng thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ tiếp tục quay lại để mua hàng.
  • Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Thông qua giấy chứng nhận hợp quy (COC) cơ quan quản lý Nhà nước sẽ thuận lợi hơn trong quản lý các sản phẩm, hàng hóa đang lưu hành trên thị trường, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm để tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

3. Các nhóm sản phẩm cần được làm chứng nhận hợp quy

Những nhóm sản phẩm cần được làm Certificate of Conformity gồm có:

  • Nhóm sản phẩm thuộc vào quản lý của Bộ khoa học, công nghệ: Điện tử, đồ gia dụng, đồ chơi,…
  • Nhóm nông nghiệp: Thức ăn, các loại giống cây, phân bón,…
  • Nhóm sản phẩm phụ gia và các loại cửa sổ,…
  • Nhóm các sản phẩm về thực phẩm: Kẹo, bánh, rượu, bia,…
  • Nhóm các sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm vật liệu để xây dựng: Sắt, thép, xi măng, gạch ốp lát,…
  • Nhóm sản phẩm thuộc hợp kim nhôm định hình và ống nhựa Polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm thông tin và truyền thông: Máy tính, điện thoại,…
  • Nhóm sản phẩm sơn và vật liệu chống thấm,..
  • Nhóm sản phẩm thuộc quyền quản lý của Bộ giao thông vận tải.Certificate of conformity la gi

4. Các phương thức đánh giá Certificate of Conformity là gì?

Hiện nay, có 8 phương thức được sử dụng để tiến hành đánh giá giấy chứng nhận hợp quy. Cụ thể:

  • Phương thức 1: Việc thử nghiệm các mẫu điển hình nhất.
  • Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu được xem là điển hình nhất, xem xét, đánh giá quá trình sản xuất, giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đã lấy trên thị trường.
  • Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình nhất, đánh giá cả quá trình sản xuất, đồng thời giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất kết hợp cùng với việc đánh giá cả quá trình sản xuất.
  • Phương thức 4: Tiến hành thử nghiệm mẫu điển hình nhất, đánh giá về quá trình sản xuất, giám sát thông qua quá trình thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất và trong thị trường kết hợp cùng với việc đánh giá quá trình sản xuất.
  • Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu được xem là điển hình nhất , đánh giá quá trình sản xuất, tiến hành giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu được lấy tại nơi sản xuất hay ở trên thị trường kết hợp cùng với việc đánh giá cả quá trình sản xuất.
  • Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.
  • Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá những lô hàng hóa và sản phẩm.
  • Phương thức 8: Thử nghiệm, kiểm định toàn bộ sản phẩm cũng như hàng hóa.

 

5. Quy trình COC theo quy định của pháp luật

Theo quy định, việc chứng nhận hợp quy sẽ được những cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành hoặc ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đảm nhận. Theo đó, quy trình Certificate of Conformity gồm có 5 bước cơ bản như sau:

  • Bước 1:Nộp đơn đăng ký.
  • Bước 2:Đánh giá chứng nhận hợp quy.
  • Bước 3:Thẩm xét hồ sơ sau khi được đánh giá.
  • Bước 4:Tiến hành cấp giấy chứng nhận hợp quy COC.
  • Bước 5:Thực hiện việc giám sát định kỳ.

 

6. Phân biệt giữa CoC và CQ

Khi tìm hiểu về Certificate Of Conformity là gì, chắc chắn bạn cũng sẽ gặp khái niệm khá phổ biến khác đó là CQ. Để có thể phân biệt cụ thể giữa COC và CQ bạn có thể thông qua những thông tin dưới đây.

Sự khác nhau

CQ là từ viết tắt của “Certificate of Quality”, đây là giấy chứng nhận về chất lượng của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ,… phù hợp đối với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc tiêu chuẩn nào đó được quy định ở thế giới hoặc tại khu vực nào đó.

Trong khi, COC là việc chứng nhận hợp quy được cung cấp bởi tổ chức chuyên môn hoặc nhà máy sản xuất uy tín, còn CQ lại được cấp từ đơn vị đủ năng lực thẩm quyền, chức năng. Nếu như xét về mức độ tin cậy COC và CQ sẽ còn phụ thuộc vào năng lực cũng như mức độ uy tín của đơn vị cấp phép.

7. COC có thể thay thế cho CQ được không?

Sau khi đã tìm hiểu kỹ về những thông liên quan đến Certificate Of Conformity là gì, bạn sẽ biết được COC có thể thay thế cho CQ trong một số trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào thoả thuận của đơn vị cung cấp và chủ đầu tư.

  • Trường hợp có thể thay thế COC cho CQ: Khi khách hàng là cá nhân mua lẻ chỉ cần dùng COC để chứng nhận sản phẩm. Đối với bên nhà thầu chỉ cần CoC của nhà máy hay đơn vị cung cấp hoặc chứng nhận nguồn gốc, thương hiệu, xuất xứ sản phẩm trong hồ sơ.
  • Trường hợp không thay thế COC cho CQ: Các sản phẩm thuộc vào các tiêu chuẩn quốc tế, cần được phải chứng nhận CQ do các tổ chức có thẩm quyền cấp phép. Đối với phía chủ đầu tư sẽ yêu cầu phía nhà máy, đơn vị cung cấp sản phẩm cần có CQ trong hồ sơ, nên lúc này không thể thay thế bằng COC.

Trên đây là những thông tin giải đáp Certificate of Conformity là gì, lợi ích của COC mang lại và sự khác nhau giữa COC và CQ. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp bạn nắm rõ loại giấy chứng nhận hợp quy.

Nếu bạn còn thắc mắc hay băn khoăn vấn đề gì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn thêm.

Liên hệ xử lý trên toàn quốc:

Mrs. Tường Vy: 0913 465 938

Mr.Tuân : 0913 796 728

Mr.Cương : 0911 926 799

Mr.Cường : 0913 345 018

Hotline : 0913 704 586

Email : info@maxway.vn

Website : https://maxway.vn/

Fanpage : https://www.facebook.com/Maxway.vn

 

Facebook