QUY TRÌNH KHÔNG THU THUẾ VÀ LÀM TTHQ TÁI NHẬP HÀNG ĐÃ XUẤT KHẨU NHƯNG BỊ TRẢ VỀ

Quy trình không thu thuế và làm TTHQ tái nhập hàng đã xuất khẩu nhưng bị trả về Việt Nam.

Căn cứ pháp lý về thuế và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập:
– Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015.
– Khoản 7 điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.
– Điều 33 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.

Hồ sơ làm hàng xuất khẩu bị trả lại (hàng Container):
– Thư từ chối nhận hàng và trả lại hàng (Cargo Reject Letter) của Consignee.
– Thư xác nhận đồng ý nhận lại hàng của Shipper.
– Nguyên bộ hồ sơ xuất khẩu (Contract, invoice, packing list, Bill of lading, bộ tờ khai xuất khẩu…)
– Bill of lading hàng tái nhập.
– Công văn xin mở tờ khai tái nhập.
– Công văn xin ấn định không thu thuế hàng tái nhập.

Nơi mở tờ khai, làm thủ tục hải quan và làm thủ tục không thu thuế hàng XK tái nhập: Làm tại CCHQ nơi mở tờ khai xuất khẩu. Vd: nếu xuất khẩu ở Cát lái thì phải làm thủ tục tái nhập tại đội thủ tục hàng hóa xuất khẩu (không phải đội nhập nhé).

Khai báo hải quan hàng tái nhập trên hệ thống VNACCS: Giống như hàng nhập khẩu. Một số điểm khác biệt:

– Mã loại hình: A31.
– Bộ phận xử lý tờ khai: chọn Đội thủ tục hàng xuất khẩu nếu ở Cát lái.
– Ô thông tin khác: ghi “Hàng tái nhập theo tờ khai xuất số … ngày …
– Mã biểu thuế NK: chọn B01.
– Mã biểu thuế GTGT: chọn V.

Đi kiểm hóa (yên tâm là hàng tái nhập thường được ưu ái kiểm thủ công tỷ lệ100%).

Song song với việc đi kiểm hóa thì làm thủ tục ấn định không thu hoặc hoàn thuế (đối với hàng xuất khẩu có thuế) hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập, hồ sơ gồm:

– Đơn Đề Nghị Không Thu Thuế (theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
 Bộ tờ khai tái nhập.
– B/L tái nhập.
– Invoice, Packinglist, giấy giới thiệu, tờ khai XK + mã vạch, B/L xuất.

Bước tiếp theo:
– Sau khi làm thủ tục kiểm hóa xong, lấy biên bản kiểm hóa lên nộp cho đội thuế xin miễn thu thuế và đợi lấy QUYẾT ĐỊNH MIỄN THU THUẾ.
– Sau đó nộp lại cho Hải quan kiểm hóa (bản photo và bản chính đối chiếu) để lên tờ khai và thông quan hàng tái nhập.

Một số lưu ý: Hàng tái nhập không vướng kiểm tra chuyên nghành.

Picture

PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH XNK A31 VÀ G12.

1. Bản chất loại hình:

* A31 là hàng xk bị trả lại. B11, E42, E52, E62 khi bị trả lại đều mở A31, thuộc trường hợp hoàn thuế xk và không thu thuế nhập khẩu theo điểm a, khoản 1, điều 33 NĐ 134/2016/NĐ-CP.

* G12 hàng tạm nhập để: thi công công trình; bảo hành, sửa chữa trong thời hạn nhất định, (theo hợp đồng) sau đó tái xuất G22.

Miễn thuế theo khoản 2 điều 13 nghị định 134/2016/NĐ-CP.

2. Xử lý với loại hình A31:

2.1. Nếu B11 bị trả về thì sau khi thông quan A31 không thuộc quản lý của HQ.

DN toàn quyền xử lý: bán ngay nội địa hoặc nước ngoài, sửa chữa rồi xuất khẩu hoặc tiêu huỷ.

2.2. Nếu E42,E52,E62 bị trả về, A31 sau thông quan vẫn thuộc quản lý HQ, phải nhập kho thành phẩm (tăng sản phẩm tồn kho – giảm sản phẩm thực xuất), xử lý như sau:

a. Sửa chữa rồi xuất tiếp theo đúng loại hình xuất ban đầu.

b. Chuyển mục đích sử dụng.

c. Tiêu huỷ.

3. Sự nhầm lẫn giữa A31 và G12 là do từ (sửa chữa)

* A31 có nhập về sửa chữa rồi xuất tiếp nếu không xuất có thể bồi hoàn tiền hay thay hàng mới bù vào hàng trả lại.

Đây không phải là hình thức tạm nhập tái xuất (quy đinh tại khoản 1 điều 41 Luật Quản lý Ngoại thương.

Việc sửa chữa A31 là khắc phục rủi ro trong kinh doanh của DN.

* G12 tạm nhập là hoạt động kinh tế chủ động của DN, trên cơ sở hợp đồng. Khi tái xuất nhất thiết phải là hàng hoá đã nhập khẩu.

Nguồn: Thầy Lê Hồng Thắng.

Picture

​Lưu ý về Mã loại hình TKHQ Tái nhập hàng đã XK nhưng bị trả về VN. Áp dụng từ 01/06/2021 theo văn bản 1357.

– Mã loại hình VNACCS Tái nhập hàng XK bị trả về để Tiêu hủy, Tiêu thụ nội địa: A31.

– Mã loại hình VNACCS tái nhập hàng VNXK bị trả về nước ta để Sửa chữa / Tái chế sau đó tái xuất trả khách hàng / tái xuất sang nước thứ 3 / tái xuất vào khu phi thuế quan: G13 và G23 (lưu ý: KHÔNG được sử dụng loại hình A31).

Facebook