THỦ TỤC NHẬP KHẨU TRÁI CÂY VÀO VIỆT NAM

Trình tự nhập khẩu trái cây tươi vào Việt Nam sẽ trả qua các bước:

  1. Kiểm tra danh mục trái cây đã được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không ?
  2. Yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiệt để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu. ( phytosanitary là cực kỳ quan trọng)
  3. Xin Phép nhập khẩu tại đầu Việt Nam ( tại cục bảo vệ thực vật)
  4. Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.
  5. Lên Kế hoạch và định thời gian nhập khẩu hàng về Việt Nam
  6. Hàng về tới cảng thì làm thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng.
  7. Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan. ( xác định thuế nhập khẩu, thuế Vat, Các hiệp định mà Vn và đối tác ký kết để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu)
  8. Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.

Và bây giờ chúng ta sẽ đi chi tiết các bước như trên khi nhập khẩu trái cây về Việt Nam mà ở đây là quả Táo ( Tên khoa học Malus Domestica) nhập khẩu từ Canada vào VIỆT NAM,

Bước 1: Kiểm tra danh mục trái cây đã được phép nhập khẩu vào Việt Nam hay không ?

Đơn giản vì không phải loại trái cây nào cũng được phép nhâp khẩu vào Việt nam một cách dễ dàng mà nó sẽ có 1 danh sách các loại trái cây đã được bộ Nông Nghiệp cho phép và do cục bảo về thực vậy quản lý.

Vì đây là quy định của mỗi nước về việc kiểm soát địch bệnh, mối quan hệ giữa 2 nước ( nước tôi bán vào nước bạn không được quả này thì nước bạn cũng sẽ không bán vào nước tôi 1 loại quả nào đó) đại loại là như vậy.

Vậy kiểm tra danh sách đó ở đâu ? có 2 cách: 1 là bạn gọi cho Maxway vina để tôi kiểm tra, 2 là bạn vào đường link bên dưới đây do cục bảo vệ thực vật quản lý.
Danh sách các loại quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam

Thủ tục nhập khẩu cherry
thủ tục nhập khẩu cherry

Bước 2: Yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ cần thiết để doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu. ( phytosanitary là cực kỳ quan trọng)

Sau khi kiểm tra sản phẩm nhập khẩu là trái Táo ( Tên khoa học Malus Domestica ) nhập khẩu từ Canada về đã có trong danh sách cho phép của cục bảo vệ thực vật thì chúng ta sẽ chuyển sản bước 2, tại sao mình lại để bước 2 là bước quan trọng kế tiếp vì Doanh nghiệp yêu cầu đối tác cung cấp các chứng từ nhập khẩu như : Phytosanitary và chứng nhận xuất xứ ( Hiện tại VN và Canada đang nằm trong hiệp định CPTPP) 2 chứng từ này cực kỳ quan trọng

Nếu họ không cung cấp được thì tốt nhất đi tìm đơn vị khác có thể cung cấp 2 chứng từ này. Vì không có Phyto thì không được làm thủ tục kiểm dịch, không có C.o trong hiệp định CPTPP thì sẽ không được hưởng thuế nhập khẩu 0% , VAT là 0%. và các chứng từ khác như, invoice, packing list, bill of lading ( những chứng từ này ít quan trọng hơn).

Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây
thủ tục nhập khẩu cam

Bước 3: Xin Giấy phép nhập khẩu tại đầu Việt Nam ( Cục Bảo Vệ Thực Vật).

Đối với các loại câu được phép nhập khẩu vào nước thì bạn phải xin giấy phép kiểm dịch thực vật. Có 2 cách để xin giấy phép:
Cách 1: gửi hồ sơ trực tiếp về cục bảo về thực vật (Địa chỉ: Số 149 Hồ Đắc Di, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội)
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp qua hệ thống một cửa quốc gia
Hồ sơ Bao gồm:

  • Đơn xin cấp giấy phép, (Theo Mẫu)
  • Hợp đồng mua bán giữa 2 bên
  • Giấy phép ĐK Kinh Doanh.

Thời gian xử lý hồ sơ là từ 7 đến 10 ngày làm việc, và giá trị của giấy phép là 1 năm kể từ ngày cấp. ( doanh nghiệp có thể dự kiến kế hoạch nhập khẩu trong năm với số lượng là bao nhiêu thì mình xin nguyên năm theo số lượng dự kiến, để khỏi xin nhiều lần).

Bước 4: Gửi giấy phép bản dịch cho đối tác xuất khẩu.

Sau khi đã có giấy phép kiểm dịch được cục bảo vệ thực vật cấp rồi, thì doanh nghiệp bạn nên nên đi dịch lại giấy phép này và gửi cho đối tác vì có giấy phép thì bên đối tác mới chấp nhận ship hàng về cho bạn, trong giấy phép sẽ thể hiện các điều kiện kiểm dịch tại nước xuất khẩu mà phía nhập khẩu cần và thể hiện chúng trên chứng từ phytosanitary. ( vì thế buộc doanh phải dịch ra ).

Bước 5: Lên Kế hoạch và định thời gian nhập khẩu hàng về Việt Nam.

ở bước này thì bạn và đối tác thỏa thuận thời gian nhập khẩu hàng về để thuận tiện cho DN bạn nên mua giá FOB tại cảng người bán thì tốt nhất.

Bước 6: Hàng về tới cảng thì làm thủ tục kiểm dịch thực vật thực tế cho lô hàng.

Hàng về cảng thì cũng là lúc doanh nghiệp đã nhận được tất cả hồ sơ từ đối tác gửi cho bên mình qua đường chuyển phát nhanh DHL, Dn sử dụng bộ hồ sơ này để đăng ký kiểm dịch thực vật tại chi cục gần nhất nơi hàng về cảng.
Hồ sơ bao gồm :
Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật, Phyto gốc, Invoie, packing list. ở bước này thì Dn mình sẽ kết hợp với bước 7 là mở tờ khai hải quan để cùng hẹn cán bộ kiểm dịch lấy mẫu thực tế tại cảng.

Bước 7: Đăng ký hải quan để mở tờ khai hải quan.

Hồ sơ hải quan sẽ được truyền điện tử đến với cơ quan hải quan và cán bộ sẽ kiểm tra hồ sơ giấy nếu như lô hàng là luồng đỏ ( kiểm hóa thực tế ) và luồng vàng ( kiểm tra hồ sơ giấy).
Hồ sơ nộp cho HQ bao gồm : Invoie, packing list, bill of lading, Chứng nhận xuất xư, đơn xin phép kiểm dịch.
Hải quan sẽ đóng dấu lên tờ khai để Dn đi mở seal và cùng với kiểm dịch lấy mẫu hàng thực tế tại cảng. sau khi đã lấy mẫu thực tế cho lô hàng rồi thì bên kiểm dịch sẽ test kết quả và cho kết quả trong ngày, để dn chuyển sang bước cuối cùng.

Bước 8: Thông quan lô hàng và bán vào thị trường nội địa.

Khi có kết quả đạt thì tiến hành nộp chứng thư đó cho hải quan để được thông quan và kéo hàng về kho.

Đến đây coi như là kết thúc quy trình nhập khẩu trái cây vào Việt Nam, bạn có thể áp dụng cho các loại trái cây khác như thủ tục nhập khẩu nho, nhập khẩu cherry từ úc, nhập khẩu cam từ ai cập, Nhập khẩu Cherry từ Chile….

Facebook