Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch Switch

Thủ tục nhập khẩu thiết bị chuyển mạch Switch

Thiết bị chuyển mạch tưởng chừng như là một thiết bị không có yêu cầu về giấy phép nhập khẩu chuyên ngành hoặc kiểm tra chất lượng nhà nước. Nhưng trong thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị chuyển mạch một cách chủ quan hoặc chưa được tư vấn đầy đủ, dẫn đến hậu quả hàng hoá không thông quan được, gây mất chi phí lưu kho hoặc chậm trễ dự án. Trong phạm vi bài viết này Maxway Vina sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu switch để các doanh nghiệp có một cái nhìn toàn cảnh và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nhập khẩu.

1. Thiết bị chuyển mạch là gì?

Switch có 2 loại, một loại là thiết bị chuyển mạch dùng trong hệ thống điện (còn gọi là công tắc điện), một loại khác là thiết bị công nghệ thông tin (gọi là “thiết bị chuyển mạch” hoặc “bộ chia mạng” dùng trong hệ thống mạng nội bộ (mạng LAN). Thủ tục nhập khẩu công tắc điện khá đơn giản, do đó trong phạm vi bài biết này chúng tôi chỉ bàn về thiết bị chuyển mạch công nghệ thông tin.

Thiết bị chuyển mạch là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao. Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây từ đó định tuyến tạo đường nối tạm trung chuyển dữ liệu đi. Ngoài ra, Switch được hỗ trợ công nghệ Full Duplex dùng để mở rộng băng thông của đường truyền, điều mà các thiết bị khác không làm được. Switch hiện diện trong bất kỳ

2. Switch được phân loại như thế nào? Loại nào phải xin giấy phép chuyên ngành?

Có nhiều cách để phân biệt các loại thiết bị chuyển mạch khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn “cách phân loại của Maxway VIna” để dễ dàng hơn trong việc xác định sản phẩm có thuộc diện phải xin giấy phép chuyên ngành hay không. Switch có thể được phân ra thành các nhóm sau:

a. Nhóm switch sử dụng trong các mạng gia đình, mạng doanh nghiệp nhỏ

Các thiết bị chuyển mạch trong nhóm này thường chỉ có đơn thuần chức năng “chuyển mạch”, có giá trị thấp từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, không có tính năng bảo mật nên không phải xin giấy phép chuyên ngành, giấy phép nhập khẩu. Mẫu thiết bị chuyển mạch đơn giản, chi phí thấp, không có tính năng bảo mật như dưới đây:

b. Nhóm thiết bị chuyển mạch sử dụng trong mạng LAN lõi, mạng LAN của doanh nghiệp lớn

Thông thường các doanh nghiệp lớn có yêu cầu cao về bảo mật nên các switch sử dụng trong các mạng LAN lõi này thường có tích hợp chức năng bảo mật bằng khoá mã (mật mã dân sự) và có giá trị lớn từ 1000 USD ~ 20.000 USD. Loại switch này thường là sản phẩm của các hãng sản xuất thiết bị mạng bảo mật nổi tiếng như Cisco, Juniper, Hewlett Packard (HP), Alcatel Lucent, Brocade….Hình ảnh thiết bị chuyển mạch trong nhóm này như sau:

c. Nhóm thiết bị chuyển mạch chuyên dụng trong công nghiệp, nhà máy

Thiết bị chuyển mạch công nghiệp không có chức năng quản lý thường được thiết kế không quạt có quạt tản nhiệt, tiêu thụ ít điện năng, có lớp vỏ chịu lực, đảm bảo hoạt động ổn định trong nhiều môi trường công nghiệp khác nhau. Thông thường các sản phẩm này không có tính năng bảo mật nhưng cá biệt cũng có một số loại có tích hợp chức năng mã hoá dữ liệu. Mẫu thiết bị chuyển mạch công nghiệp:

3. Nhập khẩu thiết bị chuyển mạch phải xin giấy phép gì?

Theo luật an toàn thông tin mạng thì có 2 loại giấy phép nhập khẩu áp dụng đối với sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a. Giấy phép nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng 

Giấy phép an toàn thông tin mạng được Bộ TT&TT cấp căn cứ theo Thông tư số 13/2018/TT-BTTTTT cho các loại sản phẩm sau:

1. Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Rà quét, kiểm tra, phân tích cấu hình, hiện trạn, dữ liệu nhật ký của hệ thống thông tin; phát hiện lỗ hổng, điểm yếu; đưa ra đánh giá rủi ro an toàn thông tin.

2. Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng là các thiết bị phần cứng, phần mềm có các chức năng cơ bản sau: Giám sát, phân tích dữ liệu nhật ký theo thời gian thực; phát hiện và đưa ra sự kiện cảnh báo sự kiện bất thường, có nguy cơ gây mất an toàn thông tin

3. Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập là các thiết bị phần cứng, phần mềm có chức năng cơ bản ngăn chặn tấn công, xâm nhập vào hệ thống thông tin.

Thiết bị chuyển mạch có mã HS trong nhóm 8517.62.  được liệt kê trong thông tư số 13/2018/TT-BTTTT và thông thường cũng không có chức năng chính là một trong 3 loại chức năng nêu trên, do đó thiết bị chuyển mạch không phải là sản phẩm an toàn thông tin mạng, không phải xin giấy phép kinh doanh, nhập khẩu sản phẩm an toàn thông tin mạng

b. Giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự

Thiết bị chuyển mạch có mã HS trong nhóm 8517.62. được liệt kê trong Phụ lục 2 của Nghị Định 53/2018/NĐ-CP thuộc nhóm sản phẩm phải xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Do vậy, đối với các thiết bị chuyển mạch có chức năng mật mã thì doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu cho thiết bị chuyển mạch .

4.  Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự cho thiết bị chuyển mạch

Như đã nêu trên, trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu để kinh doanh các hãng chuyên về bảo mật như Cisco, Juniper, HPE, Alcatel Lucent, Brocade có chức năng mật mã dân sự, doanh nghiệp cần xin giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã theo quy định. Đối với một số loại thiết bị chuyển mạch có tính năng bảo mật luồng IP sử dụng công nghệ TLS hoặc IPSec thì doanh nghiệp còn phải làm thủ tục chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự cho thiết bị chuyển mạch. Xin vui lòng xem hướng dẫn về thủ tục và hồ sơ qua các bài viết sau:

Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép mật mã dân sự

Hỏi đáp chuyên sâu về giấy phép mật mã dân sự

Hướng dẫn chứng nhận hợp quy sản phẩm mật mã dân sự

5. Doanh nghiệp có phải xin thêm giấy phép nào khác cho bộ chia mạng không?

Trước ngày 01/07/2018 thiết bị chuyển mạch thuộc danh mục hàng hoá nhóm 2 do Bộ TT&TT quản lý, đã từng phải công bố hợp quy theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/07/2018 thì các thiết bị chuyển mạch không còn phải làm thủ tục kiểm tra chất lượng nhà nước và không phải công bố hợp quy nữa.

Lưu ý khác: Thiết bị thuộc danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu. Do đó chỉ được nhập khẩu các sản phẩm mới 100%.

6. Maxway Vina có thể giúp gì cho chúng tôi?

► Đánh giá tài liệu kỹ thuật của sản phẩm, tư vấn đúng loại giấy phép phải có

► Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp về danh mục xin cấp phép sao cho có lợi nhất

► Tư vấn, hướng dẫn doanh nghiệp các bước để đạt đủ điều kiện xin cấp phép

► Hỗ trợ doanh nghiệp soạn hồ sơ “đúng chuẩn” trong thời gian nhanh nhất

► Thay mặt doanh nghiệp nộp và theo dõi hồ sơ xin cấp phép, hạn chế phải bổ sung hồ sơ

► Thay mặt doanh nghiệp thanh toán lệ phí và nhận giấy phép, bàn giao cho doanh nghiệp

Toàn bộ các thủ tục đã nêu có thể hoàn thành trong thời hạn quy định theo các văn bản pháp quy (30 ngày làm việc đối với giấy phép kinh doanh và 10 ngày làm việc đối với giấy phép nhập khẩu)

7. Liên hệ ngay với Maxway Vina để được tư vấn về thủ tục xin giấy phép cho thiết bị chuyển mạch

CÔNG TY  CỔ PHẨN MAXWAY VINA

Email: info@maxway.vn
Hotline chuyên gia tư vấn: Mr Chiến 0987784545
Hotline: 0913 704 586 | 0911.452.191 l 0911.926.799 l 0911.594.191
Trụ sở chính:Phòng T03 – VP03 tòa nhà Stellar Garden 35 Lê Văn Thiêm, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Facebook