THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ SPA – TRỊ LIỆU MỚI NHẤT 2022

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THIẾT BỊ SPA – TRỊ LIỆU MỚI NHẤT 2022
Nền kinh tế phục hồi, nhu cầu về thẩm mỹ và spa càng ngày càng tăng mạnh. Vì thế dạo gần đây em có nhận được nhiều cuộc gọi của anh chị về thủ tục làm sao nhập khẩu được các thiết bị spa như máy triệt lông, máy nâng cơ,….. Chi tiết về quy trình nhập khẩu dưới đây nhé ạ
1. Chính sách mặt hàng
– Đối với các thiết bị SPA, doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý sẽ có sự tranh chấp giữa 2 hàng y tế và hàng Spa thông thường. Nên khi Nhập khẩu doanh nghiệp cần tra cứu kỹ xem mặt hàng bên mình có phải hàng y tế hay nằm trong Thông tư 30/2015/TT-BYT hay không. Nếu doanh nghiệp vẫn chưa biết rõ hàng bên mình thuộc dạng nào thì có thể liên hệ Maxway Vina để được hỗ trợ tốt và chính xác nhất.
– Nếu là hàng y tế hoặc thuộc thông tư 30/2015/TT-BYT, doanh nghiệp cần phải phân loại rủi ro cho máy thuộc loại A,B,C,D để xin giấy phép cho phù hợp. Đối với thiết bị y tế loại A,B chỉ cần xin số công bố tiêu chuẩn là xong. Hàng loại C,D thì cần xin số lưu hành.
– Đối với trường hợp chỉ là máy Spa thông thường, không có tác dụng trị liệu thì nhập về bình thường. Nhưng phải đảm bảo quy tắc 3M (Model, Made in và Manufacturer trên hàng phải trùng invoice và tờ khai 100%).
2. Thuế Nhập khẩu, VAT – HS code
– Nếu thuộc danh mục TTBYT thì thông thường hàng sẽ được VAT 5%. Còn chi tiết với mỗi máy sẽ thuộc một mã HS code tương ứng và sẽ có thuế khác nhau.
3. Thủ tục hải quan
– Tờ khai nhập khẩu
– Invoice
– Packing list
– Catalogue sản phẩm
– Chứng nhận xuất xứ (C/O – Certificate of Origin)
*Lưu ý: Nếu là hàng y tế cần bổ sung: Phiếu công bố tiêu chuẩn loại A,B, bản phân loại hoặc số đăng ký lưu hành
Nếu doanh nghiệp còn khó khăn chưa biết nhập khẩu tiết bị spa như thế nào thì liên hệ trực tiếp với các nhân viên chăm sóc khách hàng của Maxway vina để được hỗ trợ từ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và mang hàng về đến kho của quý khách hàng.

Facebook