Những lưu ý khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MỸ PHẨM VÀO VIỆT NAM

Để nhập khẩu mỹ phẩm đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam, Quý Doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ quy trình nhập khẩu mỹ phẩm như: Công bố mỹ phẩm nhập khẩu, Thủ tục Hải quan nhập khẩu mỹ phẩm, Vận chuyển hàng hóa quốc tế, Ghi nhãn phụ sản phẩm….. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện, Quý doanh nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót.
Bài viết này, Maxway Vina sẽ chia sẻ những lưu ý khi nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam.

Nội dung bài viết gồm:Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm mới nhất
1. Mỹ phẩm là gì?
2. Quy định về nhập khẩu mỹ phẩm 
3. Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
4. Cách tính thuế nhập khẩu mỹ phẩm
5. Những lưu ý chung khi nhập khẩu mỹ phẩm

1. Sản phẩm mỹ phẩm là gì?
Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Mỹ phẩm nhập khẩu thông thường gồm có: kem dưỡng da, mặt nạ, son môi, serum, phấn mắt, bộ sản phẩm chăm sóc da…
Một số sản phẩm không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương,…

2. Quy định về nhập khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam
Sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được vào Việt Nam phải xuất trình Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường cho hải quan. Phiếu công bố này có giá trị 5 năm kể từ ngày được cấp phiếu công bố như form mẫu dưới đây:
Cách đăng ký công bố mỹ phẩm nhập khẩu online nhanh chóng và tiện dụng | Bizlawyer
Vì vậy doanh nghiệp cần lưu ý hoàn thành công bố mỹ phẩm trước khi nhập hàng mỹ phẩm về Việt Nam.

3. Thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm
Do chính sách mặt hàng như trên, khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mỹ phẩm, ngoài các thủ tục và giấy tờ xuất trình hải quan như với hàng hóa thông thường, người nhập khẩu cần thông báo số công bố mỹ phẩm với cơ quan hải quan, một số trường hợp cần nộp công bố có xác nhận của công ty.

Bộ chứng từ nhập khẩu mỹ phẩm kinh doanh thông thường bao gồm:
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
b) Hợp đồng, invoice, packing list (theo quy định hiện hành, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình invoice – Hóa đơn thương mại, tuy nhiên, trong một số trường hợp, để làm rõ, có thể xuất trình cả hợp đồng, packing list với cơ quan hải quan)
c) Vận tải đơn
d) Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn liệu lực
e) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản chính hoặc C/O điện tử trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt

Các loại thuế khi nhập khẩu Mỹ phẩm
Khi nhập khẩu mỹ phẩm, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế VAT:
Thuế VAT của mỹ phẩm là 10%
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mỹ phẩm hiện hành là dao động từ 10% đến 27%.
Trong trường hợp mỹ phẩm được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Bạn nên lưu ý nội dung này để được hưởng quyền lợi hợp pháp về ưu đãi thuế, hiện nay Việt Nam đã tham gia ký kết FTA với trên 50 quốc gia, vì vậy, nhiều khả năng khả năng mặt hàng bạn nhập khẩu được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

4. Cách tính thuế nhập khẩu mỹ phẩm
Tiền thuế nhập khẩu phải nộp = Giá trị hàng x thuế suất nhập khẩu
• Trong đó:
– Giá trị hàng hay trị giá hải quan: là giá trị lô hàng khi bạn khai báo làm thủ tục hải quan. ( Trị giá tính thuế nhập khẩu = Tiền hàng + cước vận chuyển quốc tế theo điều kiện giao hàng + các khoản phải cộng/chi phí phát sinh cho đến cảng nhập.)
– Thuế suất nhập khẩu: tính bằng phần trăm (%) dựa trên Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất của Bộ tài chính ban hành
Tiền thuế VAT = (Giá trị lô hàng + thuế nhập khẩu) x 10%

5. Những lưu ý chung khi nhập khẩu mỹ phẩm
a. Lưu ý khi làm thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu
Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu là thủ tục khi Quý Doanh nghiệp muốn đưa bất kì sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu nào trên thế giới lưu hành tại Việt Nam theo quy định về quản lý sản phẩm mỹ phẩm. Cơ quan quản lý có thẩm quyền là Cục quản lý Dược – thuộc Bộ y tế. Là nơi cấp số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm nhập khẩu để bảo vệ người dùng về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

1/ Trên giấy đăng kí kinh doanh của Quý doanh nghiệp phải có ngành nghề : Kinh doanh mỹ phẩm
2/ Mỗi một sản phẩm sẽ được công bố trên một Phiếu công bố riêng biệt. Nhưng có một số trường hợp dưới đây một số sản phẩm được công bố trên cùng một Phiếu công bố như:
• Sản phẩm có cùng công thức như nhau nhưng tỉ lệ các thành phần, màu và mùi lại khác nhau
• Sản phẩm khác nhau nhưng được đóng gói chung cùng một gói
• Ngoài ra còn một số trường hợp khác được Cục quản lý Dược quy định dựa theo hiệp định mỹ phẩm ASEAN
3/ Giấy ủy quyền và Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS đều phải được Nhà cung cấp bên nước ngoài mang đi hợp thức hóa lãnh sự
4/ Bảng phần trăm thành phần và Chi tiết sản phẩm cần cung cấp chi tiết đầy đủ
5/ Nếu không Công bố mỹ phẩm nhập khẩu sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 vnđ cho đến 50.000.000 vnđ

b. Những lưu ý khi làm thủ tục hải quan
Quý Doanh nghiệp cần nắm được Mã HS của mỹ phẩm nhập khẩu để biết mặt hàng đó thuộc danh mục nào và hưởng mức thuế suất nhập khẩu được ưu đãi nhất. Ví dụ như với mặt hàng : sữa rửa mặt. Nếu kê khai C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) form VK hoặc AK đối với nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc , thuế nhập khẩu chỉ 10%, C/O form D đối với các nước ASEAN thuế nhập khẩu là 0%, C/O form E đối với Trung Quốc thuế nhập khẩu là 0%….
Để có thể kê khai giá phù hợp Quý doanh nghiệp nên tham khảo các công ty đã nhập sản phẩm cùng loại. Bởi nếu kê khai giá quá thấp luồng thông quan khi qua Hải quan của Quý doanh nghiệp sẽ nằm trong diện theo dõi không có lợi cho doanh nghiệp khi kê khai các lô hàng tiếp theo.

c. Những lưu ý khi ghi nhãn mỹ phẩm nhập khẩu
Ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu cần được gắn trên hàng hóa ở vị trí dễ quan sát, nhận biết dễ dàng đầy đủ các nội dung được quy định của cơ quan quản lý – Cục quản lý Dược – BYT. Nhãn mỹ phẩm không được tháo rời khỏi hàng hóa
Nhãn gốc của sản phẩm mỹ phẩm là nhãn đã gắn trên sản phẩm trước khi nhập khẩu mỹ phẩm về Việt Nam với các nội dung bắt buộc phải có sau đây: Tên sản phẩm /Trọng lượng / Ngày sản xuất / Hạn sử dụng / Thành phần / Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn, sức khỏe (nếu có) / Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản / Xuất xứ

 

Để cụ thể hơn, các bạn hãy liên lạc ngay với Maxway Vina để được tư vấn về quy trình và thủ tục công bố hoặc nhập khẩu mỹ phẩm hay để nhận báo giá, dự toán công bố, cước vận chuyển, thời gian vận chuyển mỹ phẩm.

Facebook