Những lưu ý về nhãn hàng hóa nhập khẩu

NHỮNG LƯU Ý VỀ NHÃN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 

Theo quy định hiện hành, việc thiếu, sai nhãn hàng hóa khi nhập khẩu hàng hóa có thể bị phạt từ 500.000 VND đến 60.000.000 VND tùy hành vi và giá trị hàng và phải đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất (Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu, Nghị Định 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính Phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan).

Trong Quá trình làm dịch vụ thông quan, chúng tôi chứng kiến nhiều tình huống khách hàng có những lỗi không đáng có liên quan đến nội dung nhãn hàng hóa nhập khẩu, trong khi chỉ cần một chút để ý nhỏ có thể tránh được việc này, vì vậy, chúng tôi làm nội dung này để khách hàng hiểu thêm về kiến thức liên quan quy định hiện hành về nhãn hàng hóa nhập khẩu

Văn bản pháp quy Nhãn hàng hóa nhập khẩu

    • Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021
    • Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan

Một số khái niệm cần lưu ý liên quan Nhãn hàng hóa nhập khẩu

(Quy định tại Điều 3 “Giải thích từ ngữ” nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu

Bao bì thương phẩm của hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng với hàng hóa; bao bì thương phẩm của hàng hóa gồm hai loại: Bao bì trực tiếp và bao bì ngoài

a) Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hóa, tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, tạo ra hình khối hoặc bọc kín theo hình khối của hàng hóa;

b) Bao bì ngoài là bao bì dùng để bao gói một hoặc một số đơn vị hàng hóa có bao bì trực tiếp;

Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa của Người nhập khẩu

    • Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa (Khoản 1, Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)
    • Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.” (Điểm 4, Điều 9, Nghị định 111/2021/NĐ-CP)
    • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. (Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP)

 Nội dung bắt buộc trên Nhãn gốc hàng hóa nhập khẩu

(Tại khoản 2, Điều 10; điều 15 Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

Nhãn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt khi làm thủ tục thông quan:

a) Tên hàng hóa

b) Xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.

Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

c1) Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

c2) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều này, sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định tại khoản 1 Điều này trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.

Lưu ý:

Đối với hàng hóa nhập khẩu là linh kiện mà không thể hiện được nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa: Trường hợp hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, không thể hiện được các nội dung bắt buộc trên hàng hóa thì trên bao bì thương phẩm của hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn và nhãn phải thể hiện các nội dung bắt buộc theo quy định tại mục 2 khoản 5 Điều 1 Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 9/12/2021. (Công văn số 408/TCHQ-GSQL ngày 10/12/2022 của Tổng cục Hải quan v/v ghi nhãn hàng hóa)

Xử phạt vi phạm hành chính về nhãn hàng hóa nhập khẩu

Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu (Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong Lĩnh vực Hải quan

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
    1. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

    1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa lưu thông tại Việt Nam

(Khoản 1, Điều 10, Nghị định 111/2021/NĐ-CP; Điều 12, Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:

a) Tên hàng hóa;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên nhãn hàng hóa.

Hàng hóa là trang thiết bị y tế được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành. Trường hợp trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành thì ghi tên, địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân trên giấy phép nhập khẩu.”; (Khoản 3, Điều 12, Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

c) Xuất xứ hàng hóa.

    1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
    2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”; “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa.
    3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa.
    4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt.”;

(Điều 15, Nghị định 111/2021/NĐ-CP)

d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.

Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

PHỤ LỤC I

CÁC NỘI DUNG BẮT BUỘC KHÁC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA MỖI LOẠI HÀNG HÓA
(Kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ)

TT TÊN NHÓM HÀNG HÓA NỘI DUNG BẮT BUỘC
1 Lương thực a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

2 Thực phẩm a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

3 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4 Thực phẩm đã qua chiếu xạ a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e)  Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

5 Thực phẩm biến đổi gen a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

6 Đồ uống (trừ rượu): a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e)  Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

7 Rượu a) Định lượng;b) Hàm lượng etanol;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

e) Mã nhận diện lô (nếu có).

8 Thuốc lá a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hạn sử dụng;

đ) Mã số, mã vạch.

9 Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm” đối với nhóm phụ gia thực phẩm;

g) Ghi cụm từ: “Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” đối với nhóm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

h) Thông tin, cảnh báo (nếu có).

10 Vi chất dinh dưỡng a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Thành phần;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.

11 Nguyên liệu thực phẩm a) Tên nguyên liệu;b) Định lượng;

c) Ngày sản xuất;

d) Hạn sử dụng;

đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

12 Thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người a) Tên thuốc, nguyên liệu làm thuốc;b) Dạng bào chế, trừ nguyên liệu làm thuốc;

c) Thành phần, hàm lượng, nồng độ hoặc khối lượng dược chất, dược liệu của thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nhãn của thuốc cổ truyền thuộc Danh mục bí mật của Nhà nước và của thuốc gia truyền được phép không thể hiện một số thành phần dược liệu, hàm lượng, khối lượng dược liệu và phải có dòng chữ “Công thức sản xuất thuốc là bí mật nhà nước” hoặc “Công thức sản xuất thuốc là bí mật gia truyền”;

d) Quy cách đóng gói;

đ) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;

e) Tên, địa chỉ của cơ sở nhập khẩu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc nhập khẩu;

g) Số giấy đăng ký lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu, số lô sản xuất, ngày sản xuất;

h) Hạn dùng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

i) Điều kiện bảo quản và thông tin cần thiết khác theo quy định.

13 Trang thiết bị y tế a) Số lưu hành hoặc số giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế;b) Số lô hoặc số sê ri của trang thiết bị y tế;

c) Ngày sản xuất, hạn sử dụng: Trang thiết bị y tế tiệt trùng, sử dụng một lần, thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm soát, hóa chất phải ghi hạn sử dụng. Các trường hợp khác ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng; đối với trang thiết bị y tế là máy móc, thiết bị ghi năm sản xuất hoặc tháng, năm sản xuất;

d) Thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cơ sở bảo hành: Có thể được thể hiện trực tiếp trên nhãn trang thiết bị y tế hoặc ghi rõ hướng dẫn tra cứu các thông tin này trên nhãn trang thiết bị y tế.

14 Mỹ phẩm a) Định lượng;b) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

c) Số lô sản xuất;

d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;

đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;

e) Hướng dẫn sử dụng trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm;

g) Thông tin, cảnh báo.

15 Hóa chất gia dụng a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc hàm lượng hoạt chất;

đ) Số lô sản xuất;

e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

g) Thông tin cảnh báo;

h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

16 Thức ăn chăn nuôi a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có).

17 Thuốc thú y, vắcxin, chế phẩm sinh học dùng trong thú y a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;

e) Thông tin cảnh báo.

18 Thức ăn thủy sản a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có);

g) Số điện thoại (nếu có).

19 Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có);

g) Số điện thoại (nếu có).

20 Thuốc bảo vệ thực vật a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hàm lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e)  Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

21 Giống cây trồng a) Tên giống cây trồng;b) Cấp giống theo quy định tại tiêu chuẩn quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở;

c) Đặng tính của giống;

d) Hướng dẫn bảo quản và hướng dẫn sử dụng;

đ) Thông tin cảnh báo an toàn;

e) Định lượng của giống cây trồng;

g) Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng;

h) Tên và địa chỉ của tổ chức sản xuất, nhập khẩu giống cây trồng;

i) Mã số lưu hành giống cây trồng (nếu có);

k) Xuất xứ giống cây trồng;

l) Mã hiệu lô giống;

m)  Thông tin về giống cây trồng biến đổi gen (nếu có).

22 Giống vật nuôi a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

23 Giống thủy sản a) Tên giống thủy sản (bao gồm tên thương mại và tên khoa học);b) Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, ương dưỡng;

c) Số lượng giống thủy sản;

d) Chỉ tiêu chất lượng theo Tiêu chuẩn công bố áp dụng;

đ) Ngày xuất bán;

e) Thời hạn sử dụng (nếu có);

g) Hướng dẫn vận chuyển, bảo quản và sử dụng;

h) Số điện thoại (nếu có).

24 Đồ chơi trẻ em a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hướng dẫn sử dụng;

d) Năm sản xuất.

25 Sản phẩm dệt, may, da, giầy a) Thành phần hoặc thành phần định lượng;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Năm sản xuất.

26 Sản phẩm nhựa, cao su a) Định lượng;b) Tháng sản xuất;

c) Thành phần;

d) Thông số kỹ thuật;

đ) Thông tin cảnh báo.

27 Giấy, bìa, cacton a) Định lượng;b) Tháng sản xuất;

c) Thông số kỹ thuật;

d) Thông tin cảnh báo.

28 Đồ dùng giảng dạy, đồ dùng học tập, văn phòng phẩm a) Định lượng;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo.

29 Ấn phẩm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật, tôn giáo a) Nhà xuất bản (Nhà sản xuất), nhà in;b) Tên tác giả, dịch giả;

c) Giấy phép xuất bản;

d) Thông số kỹ thuật (khổ, kích thước, số trang);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).

30 Nhạc cụ a) Thông số kỹ thuật;b) Thông tin cảnh báo (nếu có).
31 Dụng cụ thể dục thể thao, máy tập thể dục thể thao a) Định lượng;b) Năm sản xuất;

c) Thành phần;

d) Thông số kỹ thuật;

đ) Hướng dẫn sử dụng;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có).

32 Đồ gỗ a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

33 Sản phẩm sành, sứ, thủy tinh a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

34 Hàng thủ công mỹ nghệ a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

35 Đồ gia dụng, thiết bị gia dụng (không dùng điện) a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

36 Bạc a) Định lượng;b) Thành phần định lượng;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có).

37 Đá quý a) Định lượng;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có).

38 Vàng trang sức, mỹ nghệ a) Hàm lượng;b) Khối lượng;

c) Khối lượng vật gắn (nếu có);

d) Mã ký hiệu sản phẩm;

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).

39 Trang thiết bị bảo hộ lao động, phòng cháy chữa cháy a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần;

đ) Thông số kỹ thuật;

e) Thông tin cảnh báo;

g) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

40 Thiết bị bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang, làm mới a) Năm sản xuất;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Với sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang làm mới phải ghi rõ bằng tiếng Việt là “sản phẩm tân trang làm mới” hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương.

41 Máy móc, trang thiết bị cơ khí a) Định lượng;b) Tháng sản xuất;

c) Thông số kỹ thuật;

d) Thông tin cảnh báo an toàn;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

42 Máy móc, trang thiết bị đo lường, thử nghiệm a) Định lượng;b) Tháng sản xuất;

c) Thông số kỹ thuật;

d) Thông tin cảnh báo;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

43 Sản phẩm luyện kim a) Định lượng;b) Thành phần định lượng;

c) Thông số kỹ thuật.

44 Dụng cụ đánh bắt thủy sản a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có);

d) Số điện thoại (nếu có).

45 Ô tô a) Tên nhà sản xuất;b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);

c) Số khung hoặc số VIN;

d) Khối lượng bản thân;

đ) Số người cho phép chở (đối với xe chở người);

e) Khối lượng toàn bộ thiết kế;

g) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;

h) Năm sản xuất;

i) Thông tin cảnh báo (nếu có).

46 Rơmooc, sơmi rơmooc a) Tên nhà sản xuất;b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (model code);

c) Số khung hoặc số VIN;

d) Khối lượng bản thân;

đ) Khối lượng toàn bộ thiết kế;

e) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;

g) Năm sản xuất;

h) Thông tin cảnh báo (nếu có).

47 Mô tô, xe máy a) Tên nhà sản xuất;b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);

c) Số khung;

d) Khối lượng bản thân;

đ) Dung tích xi lanh;

e) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;

g)  Năm sản xuất;

h) Thông tin cảnh báo (nếu có).

48 Xe máy chuyên dùng a) Tên nhà sản xuất;b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);

c) Số khung;

d) Thông số kỹ thuật đặc trưng;

đ) Năm sản xuất;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có).

49 Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ a) Tên nhà sản xuất;b) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code);

c) Khối lượng bản thân;

d) Số người cho phép chở;

đ) Khối lượng toàn bộ thiết kế;

e) Số khung hoặc số VIN;

g) Số chứng nhận phê duyệt kiểu (Type Approved) – đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước;

h) Năm sản xuất;

i) Thông tin cảnh báo (nếu có).

50 Xe đạp a) Tên nhà sản xuất;b) Năm sản xuất;

c) Thông số kỹ thuật cơ bản;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

51 Phụ tùng của phương tiện giao thông a) Nhãn hiệu, tên thương mại (Commercial name), mã kiểu loại (Model code) (nếu có);b) Mã phụ tùng (part number);

c) Năm sản xuất (nếu có);

d) Thông số kỹ thuật (nếu có);

đ) Thông tin, cảnh báo (nếu có).

52 Vật liệu xây dựng và trang trí nội thất a) Định lượng;b) Thông số kỹ thuật;

c) Tháng sản xuất;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có).

53 Các sản phẩm từ dầu mỏ a) Định lượng;b) Thành phần;

c) Thông tin, cảnh báo;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

54 Chất tẩy rửa a) Định lượng;b) Tháng sản xuất;

c) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

d) Thông tin, cảnh báo;

đ) Hướng dẫn sử dụng.

55 Hóa chất a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);

e) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);

g) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);

h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

56 Phân bón a) Loại phân bón;b) Mã số phân bón;

c) Phương thức sử dụng;

d) Định lượng;

đ) Ngày sản xuất;

e) Hạn sử dụng;

g) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

h) Thông tin cảnh báo;

i) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

k) Đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “Phân bón lá”.

57 Vật liệu nổ công nghiệp a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e)  Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

58 Kính mắt a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có);

d) Hướng dẫn sử dụng.

59 Đồng hồ a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có);

d) Hướng dẫn sử dụng.

60 Bỉm, băng vệ sinh, khẩu trang, bông tẩy trang, bông vệ sinh tai, giấy vệ sinh a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có);

đ) Tháng sản xuất;

e) Hạn sử dụng.

61 Bàn chải đánh răng a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có);

đ) Tháng sản xuất.

62 Khăn ướt a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có);

đ) Ngày sản xuất;

e) Hạn sử dụng.

63 Máy móc, dụng cụ làm đẹp a) Thông số kỹ thuật;b) Hướng dẫn sử dụng;

c) Thông tin cảnh báo (nếu có);

d) Năm sản xuất.

64 Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm a) Thành phần;b) Thông số kỹ thuật;

c) Hướng dẫn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có);

65 Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp máy (gọi tắt là mũ bảo hiểm) a) Cỡ mũ;b) Tháng, năm sản xuất;

c) Kiểu mũ (Model);

d) Định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng;

e) Thông tin cảnh báo (nếu có).

66 Xe đạp điện, xe máy điện, xe đạp máy a) Nhãn hiệu;b) Loại Model;

c) Tự trọng (Khối lượng bản thân);

d) Thông số kỹ thuật;

đ) Năm sản xuất;

e) Hướng dẫn sử dụng;

g) Thông tin cảnh báo (nếu có).

67 Thực phẩm bổ sung, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng các chất được bổ sung (hoặc giá trị dinh dưỡng);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản (nếu có);

g) Công bố khuyến cáo về sức khỏe (nếu có);

h) Thực phẩm bổ sung phải ghi cụm từ: “Thực phẩm bổ sung”;

i) Thực phẩm dinh dưỡng y học phải ghi cụm từ “Thực phẩm dinh dưỡng y học” và “sử dụng cho người bệnh với sự giám sát của nhân viên y tế”;

k) Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt phải ghi cụm từ “Sản phẩm dinh dưỡng (cho đối tượng cụ thể).”

68 Chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, hàm lượng hoạt chất;

đ) Số lô sản xuất;

e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

g) Thông tin cảnh báo;

h) Hướng dẫn sử dụng;

i) Hướng dẫn bảo quản;

k) Hướng dẫn thải bỏ;

l) Hình đồ cảnh báo theo GHS;

m) Tên, địa chỉ nơi sản xuất của đơn vị sản xuất;

n) Tên, địa chỉ, điện thoại đơn vị đứng tên đăng ký lưu hành.

Facebook