Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ MỚI

Để giúp quý khách có thêm thông tin về thủ tục nhập khẩu máy móc, Maxway Vina sẽ tư vấn về nhập khẩu máy móc thiết bị mới 100% qua bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết gồm:

    1. HS code máy móc mới 100% và chính sách nhập khẩu
    2. Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền
    3. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy móc mới
    4. Về thuế làm thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị
      Thủ tục nhập khẩu máy ép nhựa

1. HS code máy móc mới 100% và chính sách nhập khẩu

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu quy định tại Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa đổi Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; quy định mã HS code cho từng loại thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị mới.

Khi áp mã HS code cần dựa vào đặc điểm, tính chất, thực tế hàng hóa để sử dụng máy móc thiết bị dây chuyền cho phù hợp.

Lưu ý: Cần phân loại máy móc, thiết bị theo tính năng, mã định danh ưu tiên áp mã, nếu mã định danh không có thì cần tuân thủ 6 quy tắc áp mã HS.

2. Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền

Tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2918/TT-BTC quy định hồ sơ quy định nhập khẩu máy móc mới

    • 01 bản chính Tờ khai cục hải quan (Theo mẫu);
    • 01 bản chụp Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương (trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán).

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại làm quy định nhập khẩu máy móc mới 100% trong các trường hợp sau:

    • Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài;
    • Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán.
    • 01 bản chụp Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương;

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn

    • Giấy phép hoặc văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền;
    • 01 bản chính hoặc bản chụp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng chuyên ngành;
    • 01 bản Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa;
    • Tờ khai trị giá: gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính;
    • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
    • 01 bản Danh mục máy móc, thiết bị kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi theo quy định trường hợp nhập khẩu nhiều lần;
    • 01 bản Hợp đồng ủy thác đối với trường hợp ủy thác nhập khẩu theo quy định, chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa;
    • 01 bản Hợp đồng bán hàng cho đối tượng được quy định.

Các chứng từ quy định khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chất lượng chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai không phải nộp khi làm về nhập khẩu máy móc thiết bị.

    • Thuế nhập khẩu máy móc thiết bị
    • Công ty vận chuyển máy móc
    • Dịch vụ thùng gỗ pallet đóng hàng xuất khẩu GIÁ RẺ – đóng kiện gỗ chất lượng cao
    • Dịch vụ đóng gói hàng dễ vỡ
    • Thông tin về thông tư 23 nhập khẩu máy móc cũ

3. Quy trình thủ tục nhập khẩu máy móc mới

    • Bước 1: Khai hải quan

Tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

        Hồ sơ hải quan đối với quy định nhập khẩu máy móc mới gồm;
– 
Tờ khai (02 bản chính);

– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương (01 bản);
– Vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị tương đương (01 bản)

– Giấy phép hoặc văn bản cho phép của cơ quan thẩm quyền (01 bản chính);
– Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng chuyên ngành (01 bản chính);
– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa (01 bản); 
– Tờ khai trị giá theo mẫu (02 bản)  gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 
– Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định;
– 01 bản Danh mục máy móc, thiết bị; 

 – 01 bản Hợp đồng ủy thác; 
– Hợp đồng bán hàng (01 bản)

Lưu ý: Các chứng từ nếu được cơ quan chức năng gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc Cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai không phải nộp khi làm giấy tờ hải quan. 

    • Bước 2: Kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra chất lượng thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng, thông quan hàng hóa
    • Bước 3: Tính thuế (thời điểm, tỷ giá, căn cứ và phương pháp tính thuế
    • Bước 4: Nộp thuế, lệ phí
    • Bước 5: Thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan

4. Về thuế làm thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị

Tùy vào mặt hàng bạn nhập khẩu, mức thuế mà bạn phải nộp sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế.
Hồ sơ khai báo hải quan bao gồm:
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)
– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
– Vận đơn đường biển (Bill of lading)
– Tờ khai hải quan hàng nhập
–  Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nếu có

Đối với hàng mới 100% thì hồ sơ hải quan khá đơn giản chỉ cần lên tờ khai đóng thuế thông quan và lấy hàng về.

Trên đây là các bước tiến hành thủ tục nhập khẩu máy móc và thiết bị, nếu cần cung cấp thêm, vui lòng liên hệ với Maxway Vina chúng tôi sớm chất để được hỗ trợ, giải đáp kịp thời.

Facebook