Những lưu ý khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Việt Nam là một quốc gia được xem là có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp chăn nuôi. Để đáp ứng được nhu cầu về thức ăn chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp hướng đến nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài. Vậy điều kiện và thủ tục để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần lưu ý những gì? Hãy cùng Maxway Vina tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm mà vật nuôi được cho ăn, uống và bổ sung vào môi trường sống nhằm phát triển và duy trì sự sinh trưởng của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay thức ăn đậm đặc, …

Phân loại từng loại thức ăn:

Thức ăn truyền thống: Là sản phẩm nông nghiệp hoặc công nghiệp chế biến, được sử dụng theo tập quán trong chăn nuôi gồm gạo, cám, thóc, ngô, sắn, khoai, cua, tôm, cá…và các loại sản phẩm tương tự khác

Thức ăn bổ sung: Là nguyên liệu hỗn hợp hoặc nguyên liệu đơn của các thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối lại dinh dưỡng cho vật nuôi

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: Là hỗn hợp của các thức ăn được phối chế nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của vật nuôi

Thức ăn đậm đặc: Có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi

Điều kiện thực hiện các thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Điều kiện đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần đạt chuẩn các quy định sau để có thể nhập khẩu về Việt Nam:

Có chất lượng đạt tiêu chuẩn đã công bố, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại thức ăn chăn nuôi hỗn hợp

Có nhãn hiệu hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi theo quy định công bố

Thức ăn chăn nuôi được được sản xuất tại cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp

Điều kiện đối với cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Đối với các cơ sở nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

Cần phải có kho hoặc thuê kho bảo quản thức ăn chăn nuôi đáp ứng yêu cầu chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của luật pháp và khuyến nghị của các tổ chức, cá nhân cung cấp.

Chỉ được phép nhập khẩu những loại thức ăn chăn nuôi theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy định Kiểm dịch thức ăn chăn nuôi

Kiểm dịch động vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc động vật

Một trong những thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi các bạn cần chú ý có một số mặt hàng cần phải được làm kiểm dịch động vật như: bột huyết, bột xương thịt, bột tôm, bột cá, bột lông vũ… Doanh nghiệp cần thực hiện làm hồ sơ để nộp cho Cục thú y (thức ăn gia súc, gia cầm) hoặc Tổng cục thủy sản (thức ăn cho tôm cá) để xin được kiểm dịch động vật. Sau khi đã có Giấy phép kiểm dịch, doanh nghiệp sẽ làm việc với chi cục thú y, để lấy mẫu kiểm dịch tại cảng. Nếu hải quan cho phép bạn mang hàng hoá về kho riêng bảo quản thì có thể lấy tại kho.

Kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi nguồn gốc thực vật

Các mặt hàng phải làm kiểm dịch đó là khô đậu, hạt đậu tương, hạt ngô… Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải làm hồ sơ nộp cho Chi cục kiểm dịch thực vật. Sau đó sẽ được lấy mẫu để kiểm định  giống như làm kiểm dịch động vật. Tuy nhiên mặt hàng thực vật doanh nghiệp không cần  xin giấy phép kiểm dịch.

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.

Để thực hiện thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cần trải qua 2 bước sau:

Bước 1: Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi cho hải sản, gia súc, gia cầm nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi nhập khẩu bao gồm:

Đơn đề nghị công khai thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Giấy chứng nhận lưu hành thức ăn chăn nuôi tự do

Giấy chứng nhận đạt chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO, GMP, HACCP

Bản thông tin sản phẩm do cá nhân, tổ chức sản xuất cung cấp

Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của thức ăn chăn nuôi do cơ quan có thẩm quyền cung cấp

Mẫu của nhãn sản phẩm do cá nhân, tổ chức sản xuất cung cấp

Bước 2: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tại hải quan

Để các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được thông quan một cách dễ dàng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thủ tục sau:

Tờ khai hải quan theo quy chuẩn

Vận đơn

Hóa đơn chứng từ

Giấy chứng minh chất lượng lô hàng thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn nhập khẩu

Giấy chứng nhận doanh nghiệp đã được đăng ký

Giấy xác minh doanh nghiệp nhập khẩu đạt đủ điều kiện theo quy định

Khi làm hải quan, bạn cần chú ý:

Sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần phải có tem xuất xứ rõ ràng

Ưu đãi thuế quan đối với những nước được hưởng

Thuế xuất và HS code được áp dụng tùy từng loại thức ăn chăn nuôi

Sau khi xem xét các giấy tờ, nếu các giấy tờ đạt chuẩn thì lô hàng sẽ được phê duyệt. Nếu như hải quan trả kết quả luồng Đỏ thì bạn cần phải cho hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa. Bạn cần tiếp tục chờ để có kết quả kiểm tra chất lượng, kiểm dịch,…sau đó nộp lại cho hải quan thì sản phẩm thức ăn chăn nuôi mới được phép thông quan.

Nếu có bất kì thắc mắc gì về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, hãy liên hệ ngay với Maxway Vina để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời.

Facebook