Thủ tục nhập khẩu thép vào Việt Nam

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THÉP VÀO VIỆT NAM

Thủ tục nhập khẩu thép là một trong những vấn đề phức tạp cho những cá nhân hay doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, vì quy định nhập khẩu thép có nhiều thông tư, văn bản của chính phủ gồm: Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hải quan. Bởi thế mà rất nhiều thắc mắc đặt ra về quy trình nhập khẩu thép cùng một số thủ tục, quy định quan trọng khác giúp việc thông quan hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi nhất.

Hãy cùng Maxway tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau nhé:

Nội dung bài viết gồm:
1. Chính sách về thuế với hàng thép nhập khẩu
2. Mã HS và thuế nhập thép 2022
3. Nhãn mác thép
4. Thủ tục nhập khẩu thép
5. Quy trình chứng nhận chất lượng thép nhập khẩu

Chính sách và thủ tục thông quan đối với mặt hàng thép nhập khẩu?
1. Chính sách về thuế với hàng thép nhập khẩu
Ngoài việc chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành, mặt hàng thép nhập khẩu tùy loại sẽ có thể phải chịu các loại thuế sau:
Thuế tự vệ theo quy định tại Quyết định 2968/QĐ-BCT, công văn 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT đối với hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu;
Thuế chống bán phá giá theo quy định tại 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016 của Bộ Công thương đối với một số mặt hàng thép không gỉ cán nguội dạng cuộn hoặc dạng tấm nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan;
Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu theo quy định tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 của Bộ Công thương;
Thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số mặt hàng thép hình chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc theo Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017 của Bộ Công thương.

2. Mã HS và thuế nhập thép 2022
Mã HS 72061010 sắt thép có hàm lượng cacbon trên 0.6% tính theo trọng lượng. Thuế nhập khẩu ưu đãi 1%, thuế giá trị gia tăng 10%;
Mã HS 72061090, loại sắt thép khác. Thuế nhập khẩu ưu đãi 1%, thuế giá trị gia tăng 10%;
Mã HS 72069000, loại sắt thép khác. Thuế nhập khẩu ưu đãi 1%, thuế giá trị gia tăng 10%;
Mã HS 72071100, loại sắt thép có mặt cắt ngang hình chữ nhật, chiều rộng nhỏ hơn 2 lần so với chiều dày. Thuế nhập khẩu ưu đãi 10%, thuế giá trị gia tăng 10%;
Mã HS 72071210, loại phôi dẹt. Thuế nhập khẩu ưu đãi 5%, thuế giá trị gia tăng 10%;
Mã HS 72071290, loại khác. Thuế nhập khẩu ưu đãi 10%, thuế giá trị gia tăng 10%….

3. Nhãn mác thép
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành với những nội dung tối thiểu: tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có). Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
Tên hàng hóa;
Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
Xuất xứ hàng hóa;
Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.

In tem nhãn ngành thép, mác thép chuyên nghiệp uy tín tại tphcm
4. Thủ tục nhập khẩu thép
Về mặt chính sách nhập khẩu: Thép không nằm trong loại hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, thuộc loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục thông quan (trừ một số mặt hàng loại trừ không phải kiểm tra được quy định theo HS code tại Quyết định 3810). Khi làm thủ tục hải quan mặt hàng thép, ngoài các thủ tục với hàng hóa thông thường, cần tiến hành đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khập khẩu với Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và thông báo với cơ quan hải quan số đơn đăng ký.
Về mặt chính sách thuế: Thép nguyên liệu được quy định thuộc chương 72, sản phẩm được quy định chương 73, và chương 98 là chương bổ sung cho chương 72, và 73 Tùy mặt hàng cụ thể của anh chị thì sẽ áp mã HS theo tính chất của mặt hàng đó và có thuế NK ưu đãi khác nhau. Ngoài ra, còn 1 số mặt hàng phải chịu thuế tự vệ và thuế chống bán phá giá, chịu thuế VAT hàng nhập khẩu với thuế suất: 10%.

Hồ sơ hải quan bao gồm:
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có quy định về hồ sơ hải quan mà người khai hải quan phải nộp và xuất trình như sau:
a) Tờ khai hải quan: nộp 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hoá (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản: nộp 01 bản sao (tùy từng chi cục hải quan, hiện tại hầu như ko phải nộp)
c) Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản sao.
d) Vận tải đơn: nộp 01 bản sao.
e) Phiếu đóng gói (Packing list): nộp 01 bản sao.
f) Giấy chứng nhận thành phần (MILL TEST): Bản sao
g) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có: Bản gốc

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập:
Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan nhập khẩu theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực tiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì?
Luồng xanh thì thông quan ngay chỉ cần hoàn thành nghĩa vụ thuế và tiến hành lấy hàng về.
Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra,
Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau khi hoàn thành thì tiến hành lấy hàng về.

Lưu ý: Theo quy định mới về giấy tờ hải quan thì bạn chỉ cần truyền tờ khai hải quan xong và đính kèm các chứng từ (đã được ký số điện tử) lên hệ thống V5 của hải quan là được, không cần xuất trình chứng từ giấy tại cơ quan hải quan trừ: C/O bản gốc, và một số giấy đăng ký kiểm tra nhà nước (nếu có). Về đơn đăng ký kiểm tra chất lượng, chỉ cần ghi tay số đăng ký trên trang web 1 cửa quốc gia lên tờ khai, không cần phải nộp bản giấy.

5. Quy trình chứng nhận chất lượng thép nhập khẩu

Bước 1: Làm đăng ký KIỂM TRA NHÀ NƯỚC (KTNN) bên chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi mở tờ khai , hiện nay chi cục Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai sẽ tiến hành đăng kí KTNN trên hệ thống thông tin 1 cửa quốc gia (tạo tài khoản và up hồ sơ).
Chi cục hiện trạng thái đã tiếp nhận, có 1 mã hồ sơ à hải quan sẽ duyệt mã này và tiến hành thủ tục thông quan tờ khai.
Bước này khách hàng tự đăng kí, hoặc nhờ dịch vụ hỗ trợ

Bước 2: Hàng về kho, đơn vị thử nghiệm lấy mẫu thử nghiệm và test mẫu
– Kết quả đạt theo tiêu chuẩn đăng kí sẽ cấp chứng nhận
– Up kết quả lên hệ thống 1 cửa để hoàn thành thủ tục đưa hàng hoá ra thị trường.

Để tìm hiểu kĩ hơn về các thủ tục cũng như chi phí nhập khẩu thép về Việt Nam, quý bạn đọc hãy liên hệ Maxway để được tư vấn ngay nhé !

Facebook