NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC ĐÃ QUA SỬ DỤNG

NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬP KHẨU MÁY MÓC ĐÃ QUA SỬ DỤNG

Để đáp ứng hoạt động sản xuất công nghiệp trong nước, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đẩy mạnh việc nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng. Đây là giải pháp giúp các nhà xưởng tiết kiệm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, khác với mặt hàng máy móc mới 100%, những thiết bị đã qua sử dụng phải trải qua một đợt kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi thông quan. Vậy cụ thể như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng Maxway tìm hiểu ngay sau đây!

Điều kiện nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Căn cứ Điều 6 và Điều 9 của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg về Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng được thể hiện như sau: 

  • Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm
  • Hiệu suất còn lại của máy móc, thiết bị đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế

=> 2 điều kiện trên là 2 điều kiện tiên quyết để nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng. Nếu không đủ 2 điều kiện trên, doanh nghiệp sẽ không thể nhập khẩu được.

HS code máy móc đã qua sử dụng

Việc xác định mã HS code đối với mặt hàng nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm được quy định và chính sách áp dụng, đồng thời hiểu được nghĩa vụ đóng thuế đối với mặt hàng đó.

Cụ thể, với máy móc, thiết bị cũ, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS thuộc chương 84 và 85.

Chương 84: Mã HS code của mặt hàng nồi hơi, máy và thiết bị cơ khí.

Chương 85: Mã HS code của máy điện, máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo âm thanh và hình ảnh, truyền hình.

Mã loại hình:

Máy móc, thiết bị, dây chuyển công nghệ đã qua sử dụng được áp dụng mã loại hình A12 và CO không được áp dụng trong trường hợp này.

Thuế doanh nghiệp phải nộp khi nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng

Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu máy móc cũ đã qua sử dụng, doanh nghiệp cần hoàn thành nghĩa vụ với loại thuế sau:

+ Thuế VAT

Hồ sơ nhập khẩu, điều kiện đưa về bảo quản máy móc đã qua sử dụng

Căn cứ quy định tại Điều 8 Quyết định 18/2019/QĐ-TTg thì hồ sơ, trình tự, thủ tục nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng như sau:

– Hồ sơ nhập khẩu:

Ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, doanh nghiệp phải bổ sung tài liệu sau:

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đóng dấu của doanh nghiệp.

+ Bản chính giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc về năm sản xuất và tiêu chuẩn của máy móc hoặc tem mác được gắn liền trên sản phẩm

+ Chứng thư giám định được cấp bởi một tổ chức giám định được nhà nước cấp phép.

– Đưa hàng về bảo quản:

Theo quy định của pháp luật cho phép đưa hàng về bảo quản nếu địa điểm lưu giữ hàng hóa là kho, bãi có địa chỉ rõ ràng, kho của doanh nghiệp phải là kho chính chủ hoặc kho có hợp đồng thuê hợp pháp và có diện tích trên 200m2 được ngăn cách với khu vực xung quanh đảm bảo việc bảo quản nguyên trạng hàng hóa.

Có được sử dụng máy móc đã qua sử dụng cho mua bán kinh doanh không?

Việc nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng để thực hiện việc mua bán kinh doanh thương mại tại thị trường Việt Nam là vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg. Do đó, không được sử dụng máy móc đã qua sử dụng cho mua bán kinh doanh.

Giám định máy móc, dây chuyền đã qua sử dụng

Quý doanh nghiệp lưu ý, đối với việc làm thủ tục nhập khẩu máy móc cũ, chứng thư giám định máy móc và dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải có các nội dung cơ bản sau:

+ Tên đầy đủ của thiết bị, số hiệu của thiết bị, chủng loại,…

+ Năm sản xuất máy móc.

+ Thời gian, địa điểm tiến hành công tác giám định.

+ Tình trạng của máy móc tại thời điểm làm giám định.

+ Phương pháp tiến hành giám định, quy trình giám định.

+ Tên gọi và số hiệu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia.

Lưu ý khi nhập khẩu thiết bị, máy móc đã qua sử dụng không có giấy xác nhận của nhà sản xuất

Đối với các loại máy móc cũ không có giấy xác nhận của nhà sản xuất, doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:

+ Sau khi doanh nghiệp trình lên Hải quan văn bản đăng ký dịch vụ giám định máy móc có xác nhận của tổ chức giám định được chỉ định, doanh nghiệp sẽ co quyền đưa lô hàng về kho để tiến hành công tác bảo quản.

+ Trong thời gian tối đa 30 ngày tính từ lúc lô hàng được đưa về bảo quản, doanh nghiệp phải trình được chứng thư giám định lên cơ quan hải quan.

+ Nếu như kết quả giám định không đáp ứng được yêu cầu quy định, doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng sẽ vi pham hành chính và bị xử lý theo quy định của Hải quan.

Facebook